Là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm phế quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc trẻ bị viêm phế quản nên ăn uống gì, nên kiêng ăn gì để sớm khỏi bệnh.
“Viêm phế quản là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh gây ra các triệu chứng ho, đờm, sốt, sổ mũi, khò khè….và rất dễ biến chứng thành viêm phổi, áp xe phổi nếu không được điều trị đúng cách và chăm sóc hợp lý”.
Để hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, vui lòng click để xem thêm==>> Bí quyết chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà.
Một trong những việc cấp thiết cần làm khi trẻ bị viêm phế quản là xây dựng chế ăn uống khoa học. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản mà còn nâng cao sức đề kháng để trẻ khỏe mạnh hơn. Trẻ bị viêm phế quản cần có chế độ ăn uống đặc biệt, vì vậy cha mẹ cần nắm rõ những thực phẩm trẻ nên ăn và nên kiêng sau đây.
1. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn uống gì?
Thực phẩm giàu protein: Thịt lợn, các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, đậu…là những thực phẩm giàu năng lượng và hàm lượng protein. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bị viêm phế quản nên ăn những thực phẩm giàu protein để:
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Duy trì trạng thái hoạt động bền bỉ
- Chống lại sự tấn công từ các tác nhân gây hại bên ngoài.
Ngoài nguồn thực phẩm từ động vật, cha mẹ cũng có thể thay đổi thường xuyên bằng các thực phẩm nguồn gốc thực vật như các loại đậu, bơ, dầu thực vật…để đáp ứng đủ năng lượng và protein cần thiết cho cơ thể trẻ.
Rau củ quả và trái cây tươi: Trong thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ bị viêm phế quản không thể không có các loại rau củ quả và trái cây tươi. Các loại thực phẩm như bí ngô, cà rốt, súp lơ, dâu tây, việt quất, kiwi…cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất quan trọng giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm phế quản của trẻ.
- Rau củ quả, trái cây chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng khò khè khó thở, giảm sưng viêm tại phế quản.
- Vitamin A, E trong rau củ quả giúp hỗ trợ duy trì hoạt động của phổi, nâng cao hệ miễn dịch, chống hình thành histamine góp phần làm giảm nguy cơ kích ứng tại khu vực phế quản.
- Lượng kẽm dồi dào trong rau củ quả có tác dụng chữa lành những tổn thương ở mô, giúp cải thiện triệu chứng viêm phế quản.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Trẻ nhỏ không thể thiếu sữa. Do trẻ đang trên đà phát triển, cơ thể lại suy yếu bởi bệnh tật nên việc bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa, sữa chua…rất cần thiết, tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ uống các loại sữa có hàm lượng chất béo thấp. Dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng đã kể ra những lợi ích tuyệt vời từ sữa đối với trẻ bị viêm phế quản cấp.
- Sữa giàu vitamin D, protein, canxi…giúp hỗ trợ hồi phục sức khỏe của trẻ.
- Sữa chua giàu lợi khuẩn có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa, giúp chống viêm ở phế quản nhờ các hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên…
Nước: Nước chiếm 70% cơ thể con người và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham gia cấu tạo tế bào và các cơ quan tổ chức, đồng thời giúp duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ bị viêm phế quản, việc uống nước hàng ngày rất quan trọng. Uống nước đều đặn và đầy đủ sẽ giúp hạn chế tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải, giảm viêm và khô ở vòm họng. Đặc biệt, nước còn giúp làm loãng đờm dãi, hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Khi trẻ bị viêm phế quản, ngoài nước lọc, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước ép trái cây, nước ép rau củ quả, trà thảo mộc hoặc nước chanh pha mật ong…để vừa bổ sung nước vừa cải thiện tình trạng ho, đờm, đau rát họng, hạ sốt cho trẻ.
2. Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, cha mẹ cần lưu ý hạn chế hoặc tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm giàu đường: Các loại bánh kẹo ngọt, thức ăn chứa nhiều đường có thể làm tắc nghẽn phế quản, khiến trẻ khó thở hơn.
Thực phẩm nhiều muối: Đồ đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc các đồ ăn nhanh…thường chứa nhiều muối có thể khiến tình trạng khó thở của trẻ thêm trầm trọng, dịch đờm tiết ra nhiều hơn.
Thực phẩm chua chát: Các loại trái cây chát hoặc có bị chua đậm có thể khiến đờm đặc và khó đào thải ra khỏi cơ thể hơn, thậm chí có thể gây khó thở cho trẻ.
Đồ ăn cay nóng: Các loại thực phẩm như ớt, tiêu…hoặc đồ ăn chế biến cay nóng gây kích thích niêm mạc phế quản dẫn đến tình trạng ho nhiều, ho dữ dội, các triệu chứng đờm, khò khè cũng nặng hơn.
Đồ ăn chiên xào chứa nhiều chất béo: Hàm lượng calo, chất béo cao thường không tốt cho hệ miễn dịch của trẻ, vì vậy các mẹ nên hạn chế.
3. Một số lưu ý khi chuẩn bị chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị viêm phế quản.
Trẻ bị viêm phế quản thường ho, đờm, đau rát họng, sốt, khò khè, thậm chí khó thở, sổ mũi…các triệu chứng của bệnh khiến trẻ rất mệt mỏi, uể oải, tinh thần và thể lực giảm sút. Đây là lý do khi bị bệnh, trẻ thường bú kém, lười ăn hoặc ăn uống không ngon miệng. Chính vì vậy, để trẻ ăn uống tốt hơn, cha mẹ nên:
- Chia nhỏ bữa ăn, chia nhỏ cữ bú để trẻ không bị nôn trớ, không chán ăn
- Chế biến đồ ăn ở dạng lỏng, mềm để trẻ dễ ăn, dễ hấp thu và dễ tiêu hơn. Có thể chế biến thành các loại canh, cháo, súp…
- Trong quá trình cho trẻ ăn, hãy để tâm lý trẻ thật thoải mái. Không quát mắng, dọa nạt ép trẻ ăn.
Trên đây là danh sách những thực phẩm nên và không nên cho trẻ bị viêm phế quản ăn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe con yêu.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy kết nối với Bác sĩ An Phế Kids để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
📞 Hotline/Zalo 0942 901 133
☎ Tổng đài tư vấn (miễn cước): 1800 6523
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.