Tình trạng trẻ ho đờm nhưng không sốt khá phổ biến, nhất là trong thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Khi gặp tình trạng này, rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản….

Click để xem thêm ==> Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Theo lý giải của các chuyên gia, đờm (đàm) thực chất là chất tiết của đường hô hấp, bao gồm hồng cầu, chất nhầy, bạch cầu mủ…Các chất này có ở phế nang, khí phế quản, họng, hốc mũi hoặc xoang trán…được tống xuất ra khỏi cơ thể nhờ phản xạ ho. 

Ho được xem là phản xạ có lợi giúp tống xuất đờm (chất tiết của đường hô hấp) hoặc dị vật ra khỏi cơ thể thông qua con đường mũi, miệng. Mặc dù vậy, nhưng nếu trẻ ho đờm kéo dài nhiều ngày không khỏi, rất có thể là triệu chứng cảnh báo trẻ đang mắc một căn bệnh nào đó về đường hô hấp. 

1. Trẻ ho có đờm nhưng không sốt là bệnh gì?

Nếu như ho là phản xạ sinh lý giúp tống xuất dị vật ra khỏi cơ thể thì sốt lại là phản ứng của cơ thể nhằm sản sinh ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập tấn công của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Cả ho và sốt đều là những hiện tượng phản xạ sinh lý tốt của cơ thể. 

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ho có đờm nhưng không sốt, tình trạng này kéo dài nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. 

Giải thích về nguyên nhân trẻ ho đờm nhưng không sốt, các chuyên gia cho biết đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc các bệnh dưới đây:

Trẻ bị viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, nhưng xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ sinh non, trẻ còi xương suy dinh dưỡng, trẻ có đề kháng kém, trẻ có sẵn bệnh nền liên quan đến tim-phổi…80-90% nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em là do virus, bệnh dễ lây lan gây ra tình trạng ho đờm nhiều, khò khè, khó thở. Đặc biệt, trẻ bị viêm phế quản thường ho có đờm màu trắng trong, màu vàng hoặc màu xanh. Đa số các trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp thường không sốt và không có dấu hiệu nghiêm trọng nếu bệnh khởi phát. Tuy nhiên, trường hợp viêm phế quản ở trẻ kéo dài có thể khiến bệnh nặng hơn, lúc này trẻ không chỉ ho đờm nhiều mà còn kèm theo sốt cao, khó thở…

Trẻ ho đờm nhưng không sốt là bệnh gì? Có chữa được không? - Ảnh 2

Trẻ bị viêm họng cấp

Ho có đờm nhưng không sốt là một trong những biểu hiện của bệnh viêm họng cấp. Ở giai đoạn đầu của viêm họng cấp, do niêm mạc hầu họng bị tấn công bởi virus, vi khuẩn dẫn đến viêm – sưng – đau nên trẻ thường ho đờm nhiều nhưng không sốt, ngoài ra còn kèm theo đau rát họng, sổ mũi, khó nuốt, có cảm giác vướng ở cổ. Tuy nhiên tình trạng ho nhiều nhưng không sốt chủ yếu diễn ra ở giai đoạn đầu khi trẻ bị viêm họng, về sau, bệnh nếu diễn tiến nặng có thể khiến bé sốt cao lên tới 39-40 độ C.

Trẻ ho đờm nhưng không sốt là bệnh gì? Có chữa được không? - Ảnh 3

Trẻ bị cảm lạnh. 

Những triệu chứng thường thấy khi trẻ bị cảm lạnh là sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ho đờm, khò khè…kèm theo sốt nhẹ hoặc thậm chí không sốt. Mặc dù đây là bệnh lý rất dễ gặp ở trẻ mỗi khi trái gió trở trời nhưng không vì thế mà cha mẹ chủ quan. Các chuyên gia khuyến cáo: Rất nhiều trường hợp trẻ bị cảm lạnh, do cha mẹ chủ quan, chăm sóc và điều trị sai cách khiến bệnh diễn tiến nặng và biến chứng thành viêm phế quản, viêm phổi…

Trẻ ho đờm nhưng không sốt là bệnh gì? Có chữa được không? - Ảnh 4

Trẻ bị viêm tắc thanh quản. 

Viêm tắc thanh quản xảy ra khi virus tấn công khiến khí quản, cổ họng bị sưng viêm, ống khí quản phù nề chít hẹp gây nên tình trạng khò khè, khó thở, trẻ ho nhiều nhưng không có biểu hiện sốt. Tình trạng này thường phổ biến khi trời lạnh, diễn biến nặng vào ban đêm và chủ yếu xảy ra ở trẻ 6 tháng – 3 tuổi.  

Trẻ ho đờm nhưng không sốt là bệnh gì? Có chữa được không? - Ảnh 5

Trẻ ho đờm nhiều nhưng không sốt có chữa được không?

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc: Trẻ ho có đờm nhưng không sốt có nguy hiểm không? Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia cho biết:

  • Nếu tình trạng ho đờm nhiều nhưng không sốt là phản xạ sinh lý thông thường, trẻ sẽ không gặp nguy hiểm. Hiểu một cách đơn giản, nếu trẻ ho đờm nhiều nhưng vẫn khỏe mạnh, ăn uống sinh hoạt bình thường, không kèm theo triệu chứng bất thường nào về sức khỏe thì chứng tỏ tình trạng ho đờm nhiều này chỉ là phản xạ để tống xuất dị vật ra khỏi cơ thể. Trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tự khỏi sau 1-2 ngày. 
  • Nếu tình trạng ho đờm nhiều nhưng không sốt là biểu hiện của bệnh lý (viêm phế quản cấp, viêm họng, cảm lạnh….)điều này sẽ mang đến những mối nguy hiểm không thể ngờ đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Lúc này, tốt nhất cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế hoặc kết nối ngay với Bác sĩ của chúng tôi để được thăm khám trực tuyến kịp thời. 
Trẻ ho đờm nhưng không sốt là bệnh gì? Có chữa được không? - Ảnh 7

Tình trạng trẻ ho đờm nhiều nhưng không sốt có thể được chữa dứt điểm nếu cha mẹ tuân thủ theo phác đồ điều trị, đơn kê thuốc của bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt dưới đây để trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 

  • Nên cho trẻ uống nhiều nước, các phương án bổ sung nước bao gồm bú sữa mẹ, sữa công thức, nước hoa quả…
  • Vệ sinh mũi, hầu họng cho trẻ để làm dịu cổ họng, loại bỏ bớt đờm nhớt dịch mũi, giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ ăn. Ưu tiên ăn hoa quả trái cây, rau củ quả để tăng đề kháng. Kiêng các món ăn chứa đầy dầu mỡ, các loại hải sản, tôm cua dễ gây dị ứng…
  • Giữ ấm cơ thể trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với nhiều độ lạnh, ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói thuốc lá hoặc các yếu tố dễ gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa…
  • Áp dụng một số phương pháp giúp giảm ho long đờm cho trẻ như: Vỗ rung long đờm, sử dụng thảo dược giảm ho đờm, áp dụng mẹo dân gian như lê hấp đường phèn, gừng, mật ong, rau diếp cá, lá húng chanh…

Giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường hoặc khi trời trở lạnh là thời điểm thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển gây nên các vấn đề về hô hấp, ho đờm nhiều ở trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động phòng tránh và bảo vệ trẻ thật tốt. 

Nếu trẻ nhà bạn ho đờm nhiều nhưng không sốt, hoặc trẻ ho đờm kèm theo các biểu hiện bất thường khác, hãy liên hệ ngay với An Phế Kids để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc. 

📞 Hotline/Zalo 0942901133

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.