Nếu thấy trẻ khò khè kèm theo ho có đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng hoặc màu nâu, cha mẹ cần nghĩ ngay đến khả năng cao bị viêm phế quản. Đặc biệt, dựa vào màu sắc đờm, cha mẹ có thể xác định được nguyên nhân và tình trạng viêm phế quản của trẻ. 

Xem thêm 👉👉 Đặc điểm cơn ho ở trẻ bị viêm phế quản

1. Tại sao khi bị viêm phế quản, trẻ thường ho ra đờm?

Đờm hay còn gọi là đàm, là chất dịch nhầy được tiết ra từ các tế bào ở đường hô hấp dưới có tác dụng bẫy vật lạ để lông mao trong đường thở làm sạch và tống nó ra khỏi phổi. Ngoài ra, nó cũng có chứa các tế bào miễn dịch nhằm nhấn chìm hay tiêu diệt vi khuẩn để chúng không gây ra nhiễm trùng.

Ý nghĩa màu đờm ở trẻ bị viêm phế quản - đờm có nhiều màu khác nhau

Khi trẻ bị viêm phế quản, phần niêm mạc phế quản bị tổn thương sẽ xuất tiết nhiều dịch nhầy hơn bình thường dẫn đến lượng chất nhầy vượt ngưỡng cho phép và đồng thời có chứa những bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây hại. Lúc này, trẻ xuất hiện phản xạ ho để tống xuất chất nhầy và siêu vi ra khỏi cơ thể. Đây là lý do trẻ bị viêm phế quản thường ho kèm theo đờm

2. Xác định nguyên nhân và tình trạng viêm phế quản ở trẻ thông qua màu sắc đờm

Ho có đờm gần như là triệu chứng đầu tiên dễ phát hiện nhất nếu trẻ mắc viêm phế quản. Đặc biệt, đờm ở trẻ bị viêm phế quản có thể có màu trắng trong, màu trắng đục, màu xanh, vàng hoặc màu nâu với ý nghĩa khác nhau. 

  • Đờm trong suốt không màu – Viêm phế quản do virus: Trẻ thường ho ra đờm trong suốt hoặc trắng đục, nếu bệnh tiến triển hoặc có bội nhiễm, đờm có thể chuyển màu xanh hoặc vàng.
  • Đờm có màu trắng – Trẻ có thể bị viêm phế quản do virus gây ra.
  • Đờm xanh hoặc vàng – Cảnh báo viêm phế quản ở trẻ đang dần tiến triển nặng, trẻ nhiễm virus dần chuyển dần sang bội nhiễm vi khuẩn.
  • Đờm có màu nâu – Là tình trạng trẻ bị viêm phế quản nhiễm khuẩn: thường gặp khi bệnh tiến triển hoặc trong viêm phế quản mạn tính. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính cao hơn nếu hít phải khói thuốc lá hoặc có tiếp xúc với các chất độc hại khác.
Ý nghĩa màu đờm ở trẻ bị viêm phế quản - đờm có màu nâu hoặc gỉ sắt

Tính chất của đờm có thể thay đổi vì nhiều nguyên nhân. Đờm ở trẻ bị viêm phế quản có thể ở dạng nhầy, lỏng, có bọt, hơi đặc hoặc đặc dính. Đặc biệt lưu ý, nếu đờm trở nên đặc hơn và đậm màu hơn chứng tỏ bệnh viêm phế quản đang tiến triển nặng hơn. 

3. Nhận biết bệnh viêm phế quản với các bệnh khác ở trẻ thông qua màu đờm.

Lưu ý: Những màu đờm trắng trong, xanh, vàng, nâu cũng có thể gặp ở các bệnh khác. Vì vậy không thể chỉ dựa vào màu đờm để xác định chính xác bệnh mà cần kết hợp với một số triệu chứng đặc trưng của bệnh. 

VIÊM PHẾ QUẢN: Theo các chuyên gia, trẻ bị viêm phế quản  ngoài ho nhiều, ho khan hoặc ho có đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng hoặc màu nâu thì còn xuất hiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, có thể sốt hoặc không sốt. Nếu bệnh tiến triển nặng, trẻ sẽ ho nặng hơn, màu đờm đậm và đặc hơn kèm theo tình trạng thở khò khè nặng, khó thở, sốt cao, người mệt mỏi, da tím tái…

Cần phân biệt trẻ bị viêm phế quản với các bệnh khác:

VIÊM PHỔI: Trẻ có thể ho ra đờm màu vàng, xanh, màu rỉ sắt thậm chí viêm phổi nặng khiến đờm có màu đỏ hoặc hồng, đờm có mùi hôi tanh, có thể lẫn máu. Ngoài ra, trẻ bị viêm phổi thường có các triệu chứng như ho, sốt, rét run, đau ngực, nhức đầu, đau họng, đau cơ khớp, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…

Ý nghĩa màu đờm ở trẻ bị viêm phế quản - đờm màu đỏ hồng

VIÊM XOANG: Trẻ bị viêm xoang có kèm theo nhiễm khuẩn thường ho có đờm màu xanh hoặc vàng kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi, nước sau mũi chảy xuống cổ họng, ho, hơi thở có mùi hôi, đau hàm trên, sốt…

BỆNH XƠ NANG: Là một dạng bệnh phổi mãn tính có đờm tích trong phổi, màu sắc đờm rất thay đổi từ vàng đến xanh đến nâu. Ngoài ra trẻ có thể khó thở, da và mồ hôi có vị mặn, chậm tăng cân và chiều cao, mũi hoặc xoang phát triển bất thường…

ÁP XE PHỔI: Đờm do áp xe phổi thường có màu nâu, đen hoặc màu đỏ hồng có máu, ngoài ra đờm còn thường có mùi hôi. Trẻ bị áp xe phổi có thể bị sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, nước bọt có vị khó chịu. Trường hợp bị nặng trẻ sẽ đau ngực, khó thở, ho ộc ra mủ đặc quánh, mùi hôi thối…

BỆNH BỤI PHỔI: Bệnh gây ra do hít phải các loại bụi như bụi than, bụi amiăng hoặc silic. Bệnh có thể gây đờm màu nâu hoặc đen kèm theo đau tức vùng ngực, khó thở hoặc khi thở phải gắng sức…

VIÊM MŨI DỊ ỨNG: Trẻ thường bị chảy mũi, nếu chảy mũi nhiều có thể gặp hội chứng nước sau mũi chảy xuống họng khiến bệnh nhân ho ra đờm trong suốt. Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng còn ho, hắt hơi, viêm hoặc ngứa họng, đau đầu, mệt mỏi…

Trẻ ho đờm là dấu hiệu bất thường cảnh báo trẻ đang bị bệnh. Vì vậy, khi thấy trẻ ho ra đờm có màu bất thường cần báo ngay cho chúng tôi để được tư vấn bởi Chuyên gia. 

📞 Liên hệ hotline/Zalo 083.283.1133 

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước 1800 6523 hoặc điền thông tin vào bảng dưới đây

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.