Bên cạnh việc điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ theo đúng chỉ định của bác sĩ thì việc chăm sóc trẻ tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ nhanh hồi phục và khỏe mạnh trở lại.
Khi bị viêm phế quản, trẻ thường có triệu chứng gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc phế quản khiến các đường ống dẫn khí này bị thu hẹp, xuất tiết dịch nhầy, dịch mủ gây cản trở sự lưu thông của không khí. Trẻ bị viêm phế quản thường có các triệu chứng đặc trưng là ho, ho có đờm, sốt, thở khò khè, mức độ nặng hơn có thể gây khó thở.
Ở giai đoạn khởi phát, trẻ bị viêm phế quản có thể xuất hiện một số triệu chứng như ho khan, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi. Những triệu chứng này không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan.
Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện để điều trị dứt điểm viêm phế quản, tránh trường hợp để bệnh tiến triển nặng hoặc tái phát nhiều lần có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản. Nặng hơn, trẻ từ viêm phế quản có thể biến chứng thành viêm phổi, thậm chí là nhiễm trùng phổi gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm ==> Viêm phế quản cấp ở trẻ và những biến chứng nguy hiểm mẹ cần biết
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà như thế nào để trẻ nhanh khỏi bệnh?
Điều trị kết hợp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản dựa trên triệu chứng bệnh
- Hạ sốt: Tình trạng sốt kéo dài ở trẻ bị viêm phế quản rất phổ biến và thường sốt cao về đêm. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ để hạ nhiệt.
- Giảm ho, long đờm: Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm ho, long đờm, nên phối hợp theo chỉ định và cho trẻ uống đúng liều, đúng thời điểm. Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên cho trẻ uống nhiều nước, có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm ho, làm lỏng đờm và tống đờm ra khỏi cơ thể trẻ.
- Xử lý nghẹt mũi, cải thiện tình trạng khó thở: Sử dụng xịt mũi chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ hoặc dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi sẽ giúp trẻ dễ thở hơn. Ngoài ra, nếu trẻ đủ nhận thức, mẹ nên khuyến khích trẻ súc họng thường xuyên để làm sạch vùng hầu họng, xử lý dịch đờm trong cổ họng.
- Giúp trẻ dễ thở: Ưu tiên duy trì độ ẩm trong phòng ngủ, nơi vui chơi của trẻ để dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn, nhất là vào thời điểm trời lạnh, hanh khô.
Chăm sóc trẻ viêm phế quản bằng chế độ ăn uống khoa học
- Cách thức chế biến thức ăn: Trẻ bị viêm phế quản thường gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn. Lúc này trẻ cũng khá mệt mỏi nên thường ăn uống không ngon miệng, có cảm giác buồn nôn, không muốn ăn. Chính vì vậy mẹ nên ưu tiên chế biến thức ăn dạng dạng, mềm như cháo, súp để trẻ dễ ăn và ăn được nhiều hơn.
- Nên ăn: Các loại thực phẩm như rau, củ, quả, tôm, cá, thịt…với đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Đặc biệt, chuyên gia khuyến khích cho trẻ ăn nhiều hoa quả, nhất là các loại quả giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
- Nên kiêng: Các loại thức ăn giàu chất xơ, ít dinh dưỡng, thức ăn nhiều đường, khó tiêu hay các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas nên kiêng hoặc hạn chế.
Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ
- Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ theo định kỳ.
- Giữ ấm cho trẻ: Đảm bảo mặc quần áo đủ ấm, nhất là vào mùa đông.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ bằng cách lau dọn vệ sinh hằng ngày, thay giặt chăn nệm quần áo của trẻ sạch sẽ.
- Đối với trẻ có cơ địa yếu, hay ốm vặt hoặc trẻ hay bị dị ứng…cần hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo…hoặc các môi trường khói bụi, khói thuốc lá, ẩm ướt nấm mốc…
- Cách ly trẻ với người lớn hoặc trẻ nhỏ đang mắc các bệnh lây nhiễm đường hô hấp.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng điều hòa cho trẻ trong phòng kín. Trong trường hợp thời tiết quá nóng và cần đến điều hòa thì chỉ nên để ở chế độ mát, nhiệt độ không quá thấp. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ hơn về quy tắc sử dụng điều hòa đối với trẻ viêm phế quản.
- Trẻ bị viêm phế quản ưu tiên tắm nước ấm, hạn chế tắm nước lạnh. Nên tắm trong phòng kín chuẩn bị đầy đủ khăn khô lau sạch người, sau đó mới cho trẻ mặc quần áo. Trẻ tắm xong nên ở trong phòng khoảng 15-20 phút, không nên cho trẻ ra ngoài nơi gió lạnh ngay sau khi tắm.
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản không phải là việc làm khó, chỉ cần cha mẹ trang bị đầy đủ các kỹ năng và biết cách chăm sóc thì trẻ sẽ sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh trở lại.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền đầy đủ thông tin trong bảng dưới đây. Chuyên gia sẽ liên hệ và giải đáp thắc mắc giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.