Cúc lục lăng được các nhà khoa học viết nên như một “huyền thoại” nhờ khả năng kháng viêm, kháng virus cực mạnh, nhất là nhóm virus gây viêm phế quản.
1. Cúc lục lăng là gì?
Trong Đông y, Cúc lục lăng còn được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau như Xú linh đan, Linh đan hôi, Xú diệp tử…Trong Tây y, các nhà khoa học gọi là Laggera pterodonta, thuộc họ Cúc (Asteraceae).Đây là loại cây quý được phân bố chủ yếu tại Vân Nam (Trung Quốc) và các tỉnh Lai Châu, Lào Cai của Việt Nam.
Trong nhiều tài liệu, Cúc lục lăng là loại cây thảo sống nhiều năm, thân cao khoảng 40-100cm, phần thân mập 6 cạnh màu lục thẫm, phân nhánh nhiều, có cánh suốt dọc thân, lá thuôn dài, phần đầu lá tù, gốc thuôn dần, phần mép có răng nhỏ, bề mặt lá có lông mịn.
Nếu như các loại thảo dược khác chỉ sử dụng lá, thân hoặc rễ để chữa bệnh thì Cúc lục lăng có thể sử dụng toàn cây để chữa bệnh.
2. Tác dụng tuyệt vời của Cúc lục lăng trong y học cổ truyền
Trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép: Cây Cúc Lục Lăng có vị cay đắng, tính hàn, chủ trị: thanh nhiệt giải độc, giảm đau tiêu thũng, cảm mạo, viêm hầu họng, viêm đường hô hấp, viêm hạch, cúm do virus, khái thấu đàm suyễn, sốt rét, sang ung thũng độc, rắn cắn, trật đả, bỏng,…
- Trong cuốn “A Xương dược” ghi: toàn cây trị cảm mạo, viêm hầu họng, viêm phế quản, sốt rét…Cuốn “Trung Ngõa dược” có ghi: rễ lá trị đau bụng do nhiệt, tiểu sẫm màu, tiểu ít, nhiễm trùng đường niệu, sưng hạch, viêm hầu họng…
- Dân tộc Bạch và dân tộc Thái ở tỉnh Vân Nam – nơi cúc lục lăng mọc nhiều nhất có lưu truyền: dùng toàn cây chữa viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm hầu họng, viêm loét miệng, cúm virus, cảm mạo, họng sưng đau…(trong cuốn “Điền dược lục” và cuốn Thái dược)
- Đây cũng là loại cây quen thuộc đối với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc – Việt Nam mỗi khi trái gió trở trời. Những bệnh Viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan được đẩy lùi chỉ nhờ vài chiếc lá nhỏ.
3. Những chứng minh khoa học về tác dụng điều trị viêm phế quản của Cúc lục lăng trong y học hiện đại.
Những tác dụng tuyệt vời của loại cây này vẫn luôn được ca tụng cho đến ngày nay. Trong Y học hiện đại, cây Cúc lục lăng được các nhà khoa học viết nên như một huyền thoại với những đặc tính nổi bật trong hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
- Năm 2007, một nghiên cứu được các nhà khoa học thực hiện đã tìm thấy trong dịch chiết của cây Cúc lục lăng có chứa 3 axit dicaffeoylquinic là axit 3,5-O-dicaffeoylquinic, axit 4,5-O-dicaffeoylquinic và acid 3,4-O-dicaffeoylquinic có khả năng kháng virus cực mạnh, nhất là nhóm virus gây viêm phế quản, viêm đường hô hấp. Thậm chí, các nhà khoa học nhận định đây là loại cây có khả năng kháng virus đứng thứ 2 chỉ sau Ribavirin (một loại thuốc kháng virus được ứng dụng trong y học hiện đại), nhưng lại có độ an toàn cao hơn. Bên cạnh đó, nhóm axit trong cây Cúc lục lăng còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
- Trong một nghiên cứu về Cúc lục lăng quy mô lớn, các nhà khoa học thực hiện thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 2 nhóm trẻ em(3-24 tháng tuổi) bị viêm tiểu phế quản cấp. Trong đó, 1 nhóm cho uống siro trộn dịch chiết Cúc lục lăng, 1 nhóm uống siro bình thường, chế độ chăm sóc như nhau. Trong suốt quá trình theo dõi, các nhà khoa học nhận thấy nhóm trẻ dùng Cúc lục lăng có sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng nhanh hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm còn lại. Sự thay đổi vượt trội này bắt đầu ở 72 giờ và trở nên rất rõ rệt sau 96 và 120 giờ. Các nhà khoa học kết luận, dịch chiết của cây Cúc lục lăng đã cải thiện triệu chứng lâm sàng ở trẻ nhập viện từ 3-24 tháng tuổi bị viêm tiểu phế quản cấp. Nó có hiệu quả và an toàn để sử dụng trong trẻ em viêm tiểu phế quản cấp.
- Tại trường đại học Chiết Giang (Trung Quốc), các nhà khoa học thuộc bộ môn Y học cổ truyền và nghiên cứu thuốc từ thiên nhiên cho biết Nhóm chất phenol (TPLA) trong loại thảo dược này có tác dụng chống viêm trên cả 2 mô hình cấp và mạn tính, khả năng chống viêm tương đương với dexamethason là một corticoid chống viêm mạnh. Bằng các phương pháp hóa học, các nhà khoa học đã chiết xuất ra 52 loại hợp chất trong đó xác định 39 loại hợp chất có ý nghĩa lâm sàng với điều trị viêm phế quản, viêm hầu họng.
- Tại Viện Y học bản địa Việt Nam, Bác sĩ Hoàng Sầm (chủ tịch viện) cùng các cộng sự của mình sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu về cây Cúc lục lăng cũng cho biết: “Phân đoạn 14 của Cúc lục lăng đã được khẳng định có khả năng phổ rộng hoạt động của virus cúm(một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan). Các cơ chế dược lý cho thấy phân đoạn thứ 14 hoạt động mạnh trong 6h đầu tiên có khả năng ức chế sự sao chép và phát triển của virus gây bệnh, đồng thời ức chế hoạt động của xytokine và chemokine. Xytokine và chemokine là các phân tử protein có tác dụng khởi động viêm. Ngoài ra tinh dầu trong cúc lục lăng còn có khả năng sát khuẩn tại chỗ, giúp làm lành các vết sưng viêm tại hầu họng, rút ngắn quá trình điều trị”. .
Dựa trên những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời đó, hiện nay, Cúc lục lăng đã và đang được sử dụng để bào chế một số dược phẩm như siro hỗ trợ điều trị viêm phế quản, siro hỗ trợ điều trị viêm hầu họng, viên ngậm giảm ho, tiêu đờm…
Tìm hiểu thêm => An Phế Kids-siro hỗ trợ điều trị viêm phế quản được bào chế từ cây cúc lục lăng.
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.