Mặc dù viêm tiểu phế quản là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong độ tuổi dưới 24 tháng tuổi, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách nhận biết triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ. Chính vì vậy, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cha mẹ cần hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh thông qua những nội dung dưới đây. 

Xem thêm ==> Viêm tiểu phế quản – bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải mẹ nào cũng biết

1. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có những triệu chứng gì?

Viêm tiểu phế quản là tình trang viêm niêm mạc các phế quản nhỏ dẫn đến hiện tượng phù nề, lòng phế quản tiết nhiều dịch nhầy gây bít tắc, chít hẹp đường thở. Các tiểu phế quản của trẻ có đặc điểm là nhỏ (đường kính <2mm) và mềm (do không có sụn nâng đỡ) nên sẽ rất dễ bị xẹp. Đồng thời do sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ rất nhanh tiến triển nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em

Ước tính có khoảng 90% trẻ dưới 2 tuổi mắc viêm tiểu phế quản trong vòng 2 năm đầu đời, trong đó, trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc nhiều nhất. 

Khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ thường có các triệu chứng điển hình là ho, khò khè, khó thở…Các triệu chứng thay đổi và diễn tiến theo tình trạng bệnh của trẻ. 

  • Trong vài ngày đầu: Trẻ thường có các biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho khan. 
  • Sau đó, trẻ có các dấu hiệu bị tổn thương đường hô hấp dưới: Ho tăng dần, khò khè, thở nhanh, có thể suy hô hấp ở nhiều mức độ khác nhau. 

Các triệu chứng lâm sàng cha mẹ có thể quan sát bằng mắt thường gồm:

Ho: Đây là một trong những triệu chứng viêm tiểu phế quản phổ biến nhất. Ban đầu, trẻ có thể ho khan, sau đó ho tăng dần, ho nhiều hơn và nặng hơn kèm theo ho có đờm. Đờm trong hoặc đờm màu đục cần nghĩ tới bội nhiễm.

Sốt: Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường chỉ sốt nhẹ. Đây là biểu hiện có lợi của cơ thể cho thấy cơ thể đang nỗ trợ phản ứng chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt >39 độ C thì cha mẹ cần tìm thêm nguyên nhân khác, nếu sốt quá cao nên đưa trẻ đi khám

Khò khè: Đây là triệu chứng viêm tiểu phế quản điển hình và rất quan trọng cho việc chẩn đoán bệnh. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thở khò khè là do tình trạng viêm nhiễm nặng dẫn đến bít tắc hoặc thu hẹp lòng phế quản, gây cản trở không khí trao đổi qua lại nên có tiếng thở khò khè, không giống với bình thường. Tiếng thở khò khè được mô tả giống như tiếng ngáy, có âm sắc trầm, xuất hiện theo mỗi nhịp thở ra của trẻ. Cha mẹ có thể áp tai gần miệng, mũi trẻ để nghe rõ hơn. 

Thở rút lõm lồng ngực: Do bị bít tắc đường thở nên trẻ bị khó thở. Lúc này, trẻ sẽ thở rất khó khăn, thở nhanh, cánh mũi phập phồng và thở rên, lồng ngực rút lõm.Nếu có dấu hiệu ngủ li bì, bú kém chứng tỏ bệnh đang tiến triển nặng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý: Nếu trẻ có biểu hiện suy hô hấp (khó thở, tím tái) hoặc xuất hiện tình trạng mất nước thì cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. 

2. Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý không hề đơn giản. Bệnh được đánh giá có tính nguy hiểm, nguyên nhân là do:

Thứ nhất: Là bệnh trẻ rất dễ mắc phải

Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ 3-6 tháng tuổi,  trai> gái với tỉ lệ 1,5 : 1.. Mặc dù vậy, có tới 40-50% các trường hợp trẻ nhập viện là do viêm tiểu phế quản gây ra. Tại Việt Nam, viêm tiểu phế quản có thể xảy ra quanh năm, nhưng trọng điểm nhất là khi giao mùa hoặc khi thời tiết trở lạnh. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi rất dễ mắc viêm tiểu phế quản. Do các cơ quan trong cơ thể của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ cũng rất kém nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài.

Thứ hai: Viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do virus, vi khuẩn, môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi gây nên. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là do virus, đáng chú ý nhất là virus hợp bào hô hấp RSV (chiếm ⅔ các trường hợp nhập viện). Đây là loại virus có khả năng lây lan rất mạnh, thậm chí có thể tạo thành dịch nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, nguy cơ trẻ bị lây viêm tiểu phế quản từ người khác hoặc từ đồ vật chứa virus này là rất cao. 

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản chủ yếu là do virus

Thứ ba: Bệnh có khả năng tái phát cao

Các chuyên gia đánh giá, viêm tiểu phế quản là bệnh có khả năng tái phát cao. Thống kê có khoảng 75% trường hợp tái phát bệnh trong vòng 1 năm sau đó. 

Thứ tư: Viêm tiểu phế quản dễ tiến triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh viêm tiểu phế quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. 

  • Biến chứng cấp tính: Có thể gây ngừng thở, xẹp phổi, suy hô hấp, bội nhiễm vi khuẩn, loạn nhịp tim, co giật…
  • Biến chứng sau này: Có thể tiến triển thành hen phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…

3. Chẩn đoán triệu chứng viêm tiểu phế quản tại nhà

Cha mẹ có thể chẩn đoán viêm tiểu phế quản và tự đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh ngay tại nhà dựa trên các biểu hiện lâm sàng. Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tiểu phế quản gồm:

  • Tuổi: Dưới 24 tháng tuổi
  • Triệu chứng lâm sàng: Khởi đầu bằng triệu chứng viêm long đường hô hấp trên hoặc chảy nước mũi. Triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản là ho, khò khè, thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực. 
  • Yếu tố dịch tễ
Trẻ thở rút lõm lồng ngực

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dựa trên các chẩn đoán lâm sàng tại nhà, cha mẹ có thể phần nào nắm bắt tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. 

Nếu thấy trẻ có triệu chứng viêm tiểu phế quản, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

 Liên hệ hotline/Zalo 083.283.1133
Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.