Thở khò khè là một trong những triệu chứng điển hình ở trẻ bị viêm phế quản. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nặng, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm ==>> Giải mã những triệu chứng viêm phế quản ở trẻ

1. Tại sao trẻ bị viêm phế quản thường thở khò khè?

Trẻ bị viêm phế quản thở khò khè là do niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm dẫn đến phù nề, lòng phế quản xuất tiết nhiều dịch đờm nhầy. Các dịch nhầy ứ đọng khiến đường thở của trẻ bị hẹp và luồng không khí đi nhanh qua chỗ hẹp nên trẻ phát ra tiếng thở khò khè. 

Trẻ thở khò khè có nguy cơ cao bị viêm phế quản - ảnh 1
Khò khè là triệu chứng điển hình ở trẻ bị viêm phế quản

Thở khò khè là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do phế quản của nhóm đối tượng này đều nhỏ và nhạy cảm nên rất dễ bị tác động dẫn đến viêm nhiễm. Khi viêm nhiễm sẽ rất nhanh tiến triển nặng. 

Tiếng thở khò khè được mô tả là tiếng thở bất thường, âm sắc trầm, có thể nghe thấy khi trẻ thở ra. Các chuyên gia cho biết, lồng ngực và khí quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mềm mỏng hơn so với người lớn, vì vậy khi bị viêm phế quản, ngoài tiếng thở khò khè, trẻ còn có dấu hiệu thở nhanh, co rút lồng ngực khi thở, phập phồng cánh mũi. Trường hợp trở nặng trẻ có thể bị sốt cao, thay đổi màu da…

2. Trẻ bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?

Tiếng khò khè phát ra khi trẻ thở là một triệu chứng của bệnh viêm phế quản đã bắt đầu ở mức nặng. Theo thống kê, có khoảng 25-30% trẻ sơ sinh có ít nhất 1 lần thở khò khè. Đối với trẻ 3 tuổi, tỉ lệ lên tới 40%. 

Khò khè là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị viêm phế quản trở nặng và có nguy cơ biến chứng thành suy hô hấp, viêm phổi, áp xe phổi…

  • Suy hô hấp: Khi tình trạng viêm phế quản thở khò khè ngày càng trở nặng, trẻ không chỉ khó thở, thở gấp mà còn có dấu hiệu rút lõm lồng ngực do phải gắng sức để thở. Trẻ thiếu oxy trong quá trình thở sẽ dẫn đến tím tái toàn thân, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở. 
  • Viêm phổi nặng: Trẻ bị viêm phế quản thở khò khè kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng xuống mô phổi gây viêm phổi.
  • Áp xe phổi: Từ những ổ viêm nhiễm tại phế quản, vi khuẩn có thể tấn công và xâm nhập sâu vào phổi gây viêm nhiễm ở mức độ nặng. Các ổ nhiễm trùng trong phổi có thể xuất hiện mủ, gây hoại tử và nhiễm trùng nặng ở phổi và có thể dẫn đến tử vong.  
Trẻ thở khò khè có nguy cơ cao bị viêm phế quản - áp xe phổi
Trẻ bị viêm phế quản có thể biến chứng thành áp xe phổi rất nguy hiểm

3. Điều trị và chăm sóc trẻ khò khè do viêm phế quản?

Khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang phổi, xét nghiệm máu kết hợp những chẩn đoán lâm sàng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ. 

Thuốc điều trị: Trường hợp trẻ bị viêm phế quản thở khò khè, bác sĩ sẽ dựa theo tình hình bệnh và thể trạng thực tế của trẻ để kê một số loại thuốc như: Thuốc giãn phế quản, thuốc kháng sinh, hạ sốt, long đờm…

Trẻ thở khò khè có nguy cơ cao bị viêm phế quản - ảnh 2
Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế nếu thấy trẻ có triệu chứng khò khè

Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp sử dụng chế phẩm thảo dược từ Đông Y để hỗ trợ điều trị tình trạng khò khè, khó thở, ho đờm ở trẻ viêm phế quản hiệu quả và an toàn hơn. 

Lưu ý chế độ chăm sóc trẻ viêm phế quản thở khò khè tại nhà.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm phù hợp trong không khí để làm giảm sự tắc nghẽn trong phế quản, hạn chế tình trạng khò khè, giúp trẻ dễ thở hơn. 
  • Sử dụng máy phun sương để làm giảm triệu chứng khò khè, khó thở. Có thể sử dụng nước muối để làm thông đường thở ở trẻ. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp, giúp cải thiện tình trạng khò khè khó thở. 
  • Có thể sử dụng thảo dược tự nhiên hoặc chế phẩm từ thảo dược để làm sạch dịch nhầy trong đường hô hấp, làm thông thoáng đường thở.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về triệu chứng khò khè ở trẻ bị viêm phế quản. Nếu nhận thấy trẻ nhà mình có dấu hiệu thở khò khè bất thường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 083 283 1133 để được tư vấn cách xử lý kịp thời. 

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.