Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị viêm phế quản. Đây là căn bệnh phổ biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe con yêu. Điểm qua những thông tin chính dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé! 

1.  Bệnh viêm phế quản là gì?

Phế quản là ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, ở ngang mức đốt sống ngực 4,5, sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản. Vai trò của bộ phận này là lọc khí và dẫn khí xuống phổi. Trên thực tế, bệnh ở phế quản rất đa dạng, trong đó, phổ biến nhất là viêm phế quản. 

Tổng quan về bệnh viêm phế quản và cách điều trị hiệu quả - Ảnh 1
Viêm phế quản là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm khiến đường hô hấp bị sưng đau, xuất hiện nhiều dịch nhầy gây cản trở quá trình hô hấp thông thường. Đây  là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, phổ biến nhất là đối tượng trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi. 

Viêm phế quản được chia làm 2 loại: Cấp tính & mạn tính. 

  • Viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn khiến phế quản bị sưng và tiết nhiều dịch nhầy. Bệnh thường diễn ra trong thời gian ngắn, từ 1-2 tuần tùy theo thể trạng của trẻ. 
  • Viêm phế quản mạn tính: Các ống phế quản khi bị viêm kéo dài sẽ bị kích thích liên tục dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh viêm phế quản mạn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính, và có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. 

2.  Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp tính là do siêu virus: Bao gồm các loại virus hợp bào hô hấp, virus cúm…Ngoài ra, bệnh còn do vi khuẩn gây nên tình trạng bội nhiễm, đáng chú ý là các loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…

Trong khi đó, bệnh viêm phế quản mạn tính chủ yếu do tình trạng viêm mô phổi lặp lại nhiều lần, do hít phải khói bụi, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá…

Tổng quan về bệnh viêm phế quản và cách điều trị hiệu quả - Ảnh 2
Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ

Các trường hợp trẻ sinh non, sức đề kháng yếu, còi cọc chậm lớn, có tiền sử bị bệnh (bệnh về đường hô hấp hoặc tiêu hóa)…đều là những yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm phế quản. 

3.  Triệu chứng viêm phế quản điển hình là gì?

Khi mắc bệnh, trẻ thường có các biểu hiện điển hình như:

  • Ho: Thường ho kéo dài, ho ra đờm, đờm có thể màu trắng, vàng hoặc xanh. Ở trẻ sơ sinh, phản ứng ho càng dữ dội hơn. 
  • Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ, nhưng nếu bệnh nặng có thể dẫn đến sốt cao. 
  • Khó thở: Thở khò khè, đôi khi kèm theo tiếng rít nhẹ, nhịp thở nhanh, tức ngực. 
  • Ngoài ra, các hiện tượng quấy khóc khó chịu, biếng ăn, khó ngủ, mệt mỏi uể oải…cũng là những dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ em. 
Tổng quan về bệnh viêm phế quản và cách điều trị hiệu quả - Ảnh 3
Ho là một trong những triệu chứng điển hình khi bị viêm phế quản

4.  Biến chứng viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Tiến triển thành viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, áp xe phổi, viêm phổi…khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều. 

Tìm hiểu kỹ hơn ==>> Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

5.  Điều trị viêm phế quản như thế nào?

Xem thêm ==>> Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em như thế nào?

Các bác sĩ cho biết, hầu hết các phương pháp điều trị viêm phế quản đều dựa trên việc điều trị triệu chứng, thường áp dụng phương pháp Tây Y và Đông Y. Trong đó:

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em Tây Y: 

Tùy theo thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị viêm phế quản cấp bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc long đờm, thuốc giảm hen suyễn, thuốc giãn phế quản… Trường hợp viêm phế quản mạn tính cần chú trọng nâng cao thể trạng, phục hồi chức năng, điều hòa hơi thở bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện thể dục thể thao hợp lý. 

Mặc dù điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính ở trẻ em bằng phương pháp Tây Y mang đến những hiệu quả nhất định nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Kháng sinh không có tác dụng trên virus, có thể gây kháng kháng sinh, nhờn thuốc, rối loạn tiêu hóa, huyết áp thấp, loạn nhịp tim, gây suy giảm hệ miễn dịch…

Điều trị viêm phế quản trẻ em bằng Đông Y:

Các nhà khoa học cho biết, có tới 80% nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus gây ra. Trong khi kháng sinh gặp hạn chế trong việc tiêu diệt virus gây bệnh thì các liệu pháp Đông Y lại giúp chữa viêm phế quản toàn diện hơn theo cơ chế vừa điều trị vừa phục hồi. 

Hiện nay có rất nhiều bài thuốc đông y được ứng dụng để điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính. Đáng chú ý phải kể đến bài thuốc như “Bách hợp cố kim thang” hoặc các thảo dược có tác dụng kháng viêm, bất hoạt virus như Cúc lục lăng, thảo dược bách hợp, bạch thược, bối mẫu, đương quy, mạch môn, huyền sâm…đây đều là những thảo dược có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, trừ ho…vừa giúp thông thoáng đường thở vừa tăng sức đề kháng đường hô hấp ở trẻ nhỏ. 

Tổng quan về bệnh viêm phế quản và cách điều trị hiệu quả - Ảnh 4
Thảo dược Cúc lục lăng giúp kháng viêm, bất hoạt virus gây ra các bệnh về đường hô hấp

6.  Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào?

Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bị viêm phế quản, cách tốt nhất là đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám kịp thời. Ngoài ra, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà bằng cách:

  • Giữ ấm cho trẻ, nhỏ mũi, vệ sinh mũi thường xuyên để thông thoáng đường thở. 
  • Hạ sốt bằng cách chườm ấm toàn thân. Dùng khăn ấm lau toàn thân, đảm bảo không để trẻ bị nhiễm lạnh. 
  • Chỉ sử dụng thuốc ho, thuốc kháng sinh với liều dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc bớt liều dùng. 
  • Đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn đủ bữa đủ chất kết hợp thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày. 
  • Để trẻ vui chơi lành mạnh, tránh xa môi trường ô nhiễm hoặc nơi có khói bụi, khói thuốc lá.

Bệnh viêm phế quản có thể tự khỏi nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, cha mẹ sẽ chủ động hơn trong việc theo dõi, nắm bắt triệu chứng để có phương án chữa trị kịp thời nhất. 

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.