Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi hoặc khi trời lạnh, tỷ lệ trẻ nhập viện do viêm tiểu phế quản tăng đột biến. Vậy bệnh viêm tiểu phế quản là gì? Có nguy hiểm hay không? Hãy cùng An Phế Kids đi tìm câu trả lời nhé!

1. Bệnh viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính tại các tiểu phế quản (hay còn gọi là các cuống phổi nhỏ). Đặc điểm của các tiểu phế quản này là: Nhỏ (đường kính <2mm); Mềm (do không có sụn nâng đỡ) nên khi bị viêm nhiễm sẽ rất dễ xẹp lại, dẫn đến chít hẹp tắc nghẽn đường thở. Do đó, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng khò khè, khó thở, thậm chí thiếu oxy để thở. 

Tại các quốc gia Âu – Mỹ, viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh rất phổ biến và đặc biệt được quan tâm. Theo thống kê, mỗi đứa trẻ từng mắc bệnh ít nhất một lần khi còn nhỏ. Riêng tại Mỹ, người ta ước tính có khoảng 120.000 trẻ nhập viện hàng năm do viêm tiểu phế quản. 

Tại Việt Nam, bệnh viêm tiểu phế quản đang ngày càng được quan tâm. Thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng I, hằng năm có khoảng 5.000 – 6.000 trường hợp đến khám vì viêm tiểu phế quản, chiếm 40-50% trường hợp nhập viện hàng năm. 

Trẻ bị viêm tiểu phế quản trong độ tuổi nào? 

Bệnh viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (<24 tháng tuổi). Đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 3-6 tháng tuổi. Bệnh thường kéo dài hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn ở trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ sẵn bệnh Tim – phổi…

Trẻ thường bị viêm tiểu phế quản vào thời điểm nào?

Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm tiểu phế quản có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, phổ biến nhất là vào thời điểm giao mùa hoặc khi trời lạnh. Tại Việt Nam, mùa mưa ở các tỉnh phía Nam và mùa lạnh ở các tỉnh phía Bắc là thời điểm bệnh gia tăng chóng mặt. 

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản. 

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ là do virus gây ra, “thủ phạm” hàng đầu chính là virus hợp bào hô hấp (RSV – Respiratory syncitial virus)

Các chuyên gia nhận định, đây là loại virus có khả năng lây lan rất mạnh, thậm chí có thể tạo thành dịch bệnh. Với người lớn, khi nhiễm virus này thường chỉ bị ho cảm cúm thông thường. Nhưng riêng với trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, virus RSV sẽ tấn công và gây ra bệnh nặng hơn, chính là viêm tiểu phế quản. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng dễ tiến triển nặng. 

3. Triệu chứng viêm tiểu phế quản

Các triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ thường biểu hiện dần dần. 

  • Trong 2-3 ngày đầu, trẻ thường có các triệu chứng cảm thông thường như ho, sổ mũi, sốt nhẹ. 
  • Những ngày tiếp theo, trẻ ho nhiều hơn, ho dữ dội kèm theo khò khè, khó thở, có biểu hiện thở nhanh, thở gấp, thở co kéo lồng ngực. 
  • Nếu diễn tiến nặng, ngoài các triệu chứng trên, trẻ còn xuất hiện tình trạng bỏ bú, tím tái. 

4. Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhiễm trùng hô hấp nặng ở trẻ nhỏ. Điều này đủ nói lên mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 

Trẻ bị viêm tiểu phế quản, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm. Thông thường các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm sau 5-7 ngày, và khỏi sau 10-14 ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm, bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như. 

Hết sức lưu ý: Viêm tiểu phế quản là bệnh có khả năng tái phát cao: 75% trẻ có thể tái phát bệnh trong vòng 1 năm sau đó. 

5. Bệnh viêm tiểu phế quản có chữa khỏi được không?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu viêm tiểu phế quản, nếu nghi ngờ bé mắc bệnh thì cần lập tức đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế. 

Trong quá trình thăm khám và chẩn đoán, nếu bệnh nặng trẻ sẽ phải nhập viện để phối hợp điều trị. Nếu bệnh nhẹ, trẻ sẽ được kê đơn thuốc và chỉ định chăm sóc tại nhà. 

Khám viêm tiểu phế quản cho trẻ

Trong thời gian cho bé uống thuốc, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều dùng, không lạm dụng thuốc vì có thể gây nhiều tác dụng phụ như kháng thuốc, dị ứng, rối loạn tiêu hóa…

6. Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào để nhanh khỏi?

Trẻ bị viêm tiểu phế quản, cơ thể thường mệt mỏi, yếu sức và nhạy cảm hơn thông thường, vì vậy cha mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ sớm khỏi bệnh. Khi chăm sóc, cha mẹ lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Cho trẻ bú đều. Nếu trẻ lười bú có thể chia nhỏ các cữ bú. Không nên ép bú vì có thể khiến bé nôn ói, sặc, ho nhiều hơn. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm, dịu cơn ho. 
  • Làm sạch và thông thoáng mũi cho trẻ để trẻ dễ thở, ăn bú tốt hơn. 
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ. Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng sản phẩm bổ trợ giảm ho đờm, khò khè khi bị viêm tiểu phế quản. Cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm điều chế từ thảo dược có khả năng kháng virus như Cúc lục lăng, hoặc các thảo dược giúp giảm ho, long đờm, kháng viêm như bách hợp, bạch thược…
  • Tránh khói thuốc lá, khói bụi hay môi trường ẩm ướt nấm mốc vì có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn. 
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần gũi với người đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh lý không hề đơn giản. Bệnh không chỉ dễ mắc mà còn dễ tiến triển nặng, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ không nên lơ là chủ quan. 

Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu viêm tiểu phế quản, hãy báo ngay cho chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. 

 Liên hệ hotline/Zalo 083.283.1133
Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.