Viêm phế quản mãn tính được xem là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và có cấp độ nghiêm trọng cao hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính. Trẻ bị viêm phế quản mãn tính không chỉ ho đờm, khò khè nhiều mà còn dễ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác. 

Xem thêm ==>> Điều trị viêm phế quản mãn tính cho trẻ em như thế nào?

1. Như thế nào được gọi là viêm phế quản mãn tính ở trẻ em?

Theo thống kê, viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi niêm mạc phế quản của trẻ bị viêm nhiễm dẫn đến phù nề, xuất tiết gây bít tắc đường thở. Chính vì vậy, khi trẻ bị viêm phế quản thường ho rất nhiều kèm theo khạc đờm (đàm) và xuất hiện triệu chứng khò khè, khó thở. 

95% cha mẹ không biết trẻ bị viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không - ẢNH 1
Trẻ bị viêm phế quản tái đi tái lại

Viêm phế quản ở trẻ được chia làm 2 loại: Gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Trường hợp cấp tính, trẻ có thể tự khỏi sau 7-10 ngày điều trị. Tuy nhiên nếu để tình trạng viêm phế quản kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính (mạn tính).

Xem thêm ==>> Nhận biết viêm phế quản mãn tính ở trẻ thông qua triệu chứng lâm sàng

2. Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm phế quản mãn tính ở trẻ xảy ra khi tình trạng viêm phế quản kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần không khỏi. Trẻ bị ho kéo dài trên 90 ngày/năm và kéo dài đến 2 năm được xem là viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản mãn tính ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm bởi các lý do sau:

Thứ nhất: Trẻ bị viêm phế quản rất dễ tái đi tái lại. 

Các chuyên gia cho biết, trung bình mỗi đứa trẻ có thể bị viêm phế quản ít nhất 1 lần trong đời. Nhiều trẻ có thể bị viêm phế quản trung bình từ 3-5 lần/năm. 

Thực tế cho thấy, ở trẻ em, do có hệ miễn dịch yếu, lại có hệ hô hấp chưa hoàn thiện, đường thở nhỏ và ngắn nên khi bị viêm phế quản, bệnh sẽ rất nhanh tiến triển nặng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dứt điểm, phế quản của trẻ càng trở nên nhạy cảm và dễ tái phát bệnh. 

Đặc biệt, vào ban đêm hoặc gần sáng, các triệu chứng viêm phế quản điển hình như ho, đờm, khó thở sẽ bùng phát mạnh mẽ hơn. Giao mùa, thay đổi khí hậu hoặc khi trời trở lạnh cũng là thời điểm thuận lợi khiến trẻ dễ mắc hoặc tái phát viêm phế quản hơn. 

Thứ hai: Viêm phế quản mãn tính là bệnh lây nhiễm

Nhiều cha mẹ thắc mắc: Viêm phế quản mãn tính có lây không? Câu trả lời là CÓ. Viêm phế quản mãn tính là bệnh có thể lây nhiễm thông qua 2 con đường chính: Lây từ người sang người hoặc lây từ vật sang người. 

  • Lây trực tiếp từ người sang người: Trẻ có thể bị lây viêm phế quản từ bạn bè của mình trong khi đang vui chơi, đùa nghịch hoặc đang học trên lớp. Trẻ cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với thành viên trong gia đình, anh em họ hàng. Hiện tượng lây nhiễm xảy ra khi trẻ tiếp xúc với giọt bắn chứa virus viêm phế quản từ người bệnh thông qua các hoạt động nói chuyện, bắt tay, thơm hôn má…
95% cha mẹ không biết trẻ bị viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không - Con đường lây nhiễm viêm phế quản
  • Lây gián tiếp từ vật sang người: Các đồ vật như điện thoại, bát đũa thìa ăn cơm, cốc nước, khăn mặt, bàn chải đánh răng…đều là những món đồ tiềm ẩn virus gây bệnh trú ngụ. Nếu trẻ tiếp xúc với những món đồ này, nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản từ người bị bệnh rất cao. 

Thứ ba: Những biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính. 

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm sẽ rất nhanh tiến triển nặng và gây biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như hen phế quản, suy hô hấp, ung thư phổi, lao phổi, viêm phổi…

Suy hô hấp: Tình trạng viêm phế quản kéo dài có thể dẫn đến bội nhiễm, bệnh ngày càng trở nặng sẽ ảnh hưởng đến phế nang, gây nên hiện tượng suy hô hấp, trẻ tím tái, khó thở, thậm chí có thể gây ngưng thở. 

Hen phế quản: Trên thực tế, tình trạng viêm nhiễm phù nề gây bít tắc lòng phế quản kéo dài sẽ khiến trẻ ho và khò khè khó thở ngày càng nặng gây nên những cơn hen, Đây cũng là lý do các bác sĩ nhận định bệnh viêm phế quản mãn tính chính là nguồn cơn của bệnh hen phế quản.

Các bệnh nặng về phổi: Những ổ viêm nhiễm tại niêm mạc phế quản nếu không được xử lý triệt để có thể lây lan và tấn công vào các nhu mô phổi gây nên nhiều bệnh về phổi như viêm phổi, ung thư phổi, áp xe phổi…Đây đều là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và rất khó điều trị. 

Từ những lý do trên đây, có thể thấy viêm phế quản mãn tính là bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu trẻ nhà bạn bị viêm phế quản, cần chữa trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn khả năng tiến triển nặng gây biến chứng. 

Để được tư vấn tốt hơn về tình trạng viêm phế quản ở trẻ, vui lòng liên hệ:

📞 Hotline/Zalo:083.283.1133

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

📌 Hoặc điền đầy đủ thông tin trong bảng dưới đây, Chuyên gia sẽ sớm liên hệ để giải đáp thắc mắc!

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.