Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Các chuyên gia khuyến cáo, đây là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp gây nguy cơ tử vong đứng hàng thứ 5 trong các bệnh lý ở trẻ em. Chính vì vậy, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để chủ động phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

1. Khái niệm về bệnh viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản là gì? Theo lý giải của các chuyên gia, viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm nhiễm gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ của phổi (hay còn gọi là các tiểu phế quản).

Đối tượng: Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, và phổ biến nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi với tỉ lệ mắc trai (1,5) > gái (1). Nguyên nhân là vì trẻ trong độ tuổi này có các tiểu phế quản chưa phát triển toàn diện. Các tiểu phế quản này không chỉ nhỏ (đường kính dưới 2mm), mà còn mềm (không có sụn nâng đỡ) nên khi bị viêm sẽ rất dễ bị xẹp, gây chít hẹp làm đường thở tắc nghẽn. 

Thời điểm bệnh: Bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm nhất là vào mùa mưa hoặc mùa lạnh, khi giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh. 

Các thể bệnh:  Viêm tiểu phế quản gồm viêm tiểu phế quản cấp, viêm tiểu phế quản bội nhiễm, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. 

2. Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ

Trẻ bị viêm tiểu phế quản, nguyên nhân là do bị virus tấn công gây nhiễm trùng, khiến các tiểu phế quản bị viêm sưng. Các chuyên gia nhận định, “thủ phạm” chính gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là virus hợp bào hô hấp – RSV. Ngoài ra, bệnh còn do các loại virus cúm gây ra. 

Click để hiểu rõ hơn về 👉👉 Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Vậy, viêm tiểu phế quản có lây không? Câu trả lời là có. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp RSV. Loại virus này có khả năng lây lan rất mạnh. Với người lớn nhiễm virus RSV thường chỉ xuất hiện tình trạng cảm nhẹ thông thường. Nhưng riêng với trẻ dưới 2 tuổi, khi nhiễm virus RSV sẽ biểu hiện dưới dạng bệnh nặng chính là viêm tiểu phế quản. 

Trẻ dưới 2 tuổi có thể bị lây nhiễm virus RSV gây viêm tiểu phế quản thông qua con đường trực tiếp tiếp xúc với người bệnh (hôn, thơm, nói chuyện, nắm tay…) hoặc bị lây một cách gián tiếp thông qua các đồ vật, dụng cụ chứa loại virus này. 

3. Triệu chứng viêm tiểu phế quản

Các triệu chứng viêm tiểu phế quản phát triển theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

Ban đầu, các triệu chứng chủ yếu là viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, sổ mũi, ho khan. 

Sau đó, quá trình viêm nhiễm dẫn đến tổn thương đường hô hấp dưới, trẻ xuất hiện các triệu chứng ho nhiều hơn, khò khè, thở nhanh, suy hô hấp.

Đúc kết từ quá trình thăm khám bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản, các chuyên gia nhận định: Những dấu hiệu viêm tiểu phế quản gồm ho, khò khè, thở rút lõm lồng ngực.

  • Ho: Thời điểm chớm bị bệnh, trẻ thường ho khan, ho húng hắng. Tuy nhiên, càng về sau trẻ ho ngày càng nhiều, ho dữ dội hơn. Riêng với trẻ dưới 3 tháng tuổi, có thể biểu hiện dạng ho gà. 
  • Khò khè: Viêm tiểu phế quản khiến đường thở nhỏ bị sưng phù, tiết nhiều dịch nhầy gây bít tắc, chít hẹp đường thở. Vì vậy, các luồng không khí ra vào gặp khó khăn gây nên tiếng thở khò khè. Tiếng thở khò khè được miêu tả có âm sắc trầm, nghe gần giống tiếng ngáy, cha mẹ có thể áp sát miệng trẻ để nghe theo mỗi nhịp thở ra. Tuy nhiên, tiếng khò khè và tiếng khụt khịt ở mũi tương đối giống nhau, vì vậy cha mẹ cần phân biệt bằng cách vệ sinh, nhỏ mũi cho trẻ. 
  • Thở rút lõm lồng ngực: Trẻ thở khó khăn, lồng ngực bị rút lõm, nhấp nhô theo từng nhịp thở, kèm theo cánh mũi phập phồng, thở rên. Tình trạng nặng hơn, trẻ có thể ngủ mê man, lười bú, biếng ăn. 

4. Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản nằm trong danh sách những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ có đề kháng kém, trẻ mắc sẵn bệnh Tim-Phổi… Giải thích điều này, các chuyên gia đưa ra 3 lý do.

Thứ nhất: Viêm tiểu phế quản là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi và rất dễ lây nhiễm.

Thứ hai: Bệnh có tỷ lệ tái phát cao: 75% các trường hợp mắc viêm tiểu phế quản có thể tái phát trở lại trong vòng 1 năm sau đó. 

Thứ ba: Bệnh có thể gây tử vong nếu kéo dài hoặc xảy ra bội nhiễm nghiêm trọng. Khi mắc bệnh, có thể xảy ra biến chứng dạng cấp tính như môi xanh, da tím tái, ngưng tim ngưng thở, mất nước, độ bão hòa oxy thấp dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…và là tiền đề của bệnh hen suyễn sau này. 

Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không? Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị viêm tiểu phế quản không thể tự khỏi được mà cần được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trẻ bị viêm tiểu phế quản có thể thuyên giảm sau 5-7 ngày, và khỏi hẳn sau 10-14 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài, không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. 

5. Điều trị viêm tiểu phế quản

Khi trẻ có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để thăm khám và chẩn đoán bệnh. 

Quá trình điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cần cho trẻ uống đúng giờ, đúng liều. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc điều chỉnh liều dùng vì có thể gây nên những tác dụng phụ như kháng thuốc, rối loạn tiêu hóa, gây dị ứng…

Một số lưu ý trong điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ nhỏ. 

  • Viêm tiểu phế quản có cần dùng kháng sinh? Trả lời: Khoảng 90% các trường hợp mắc viêm tiểu phế quản là do virus gây ra. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng kháng sinh trong trường hợp này. Chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp xảy ra bội nhiễm và có chỉ định cụ thể của bác sĩ. 
  • Trẻ bị viêm tiểu phế quản có chích ngừa được không? Trả lời: Trẻ bị viêm tiểu phế quản nếu tình trạng bệnh thuyên giảm thì có thể cho trẻ đi chích ngừa và uống thuốc điều trị theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Tuy nhiên, trẻ đang bị viêm tiểu phế quản, nếu đang sử dụng kháng sinh, đang bị hen suyễn, dị ứng, sốt, hoặc có phản ứng dị ứng, sốc trong lần chích ngừa trước đó thì không chích ngừa, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. 

6. Cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản

Theo thống kê, đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản thường được chăm sóc và điều trị tại nhà. Việc kết hợp điều trị với chế độ chăm sóc đặc biệt sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản mẹ cần biết:

  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Cho trẻ bú đủ lượng, ăn đủ bữa, ưu tiên uống nhiều nước để làm loãng đờm, dịu cơn ho. Trong trường hợp lười bú, chán ăn thì nên chia nhỏ cữ bú, chia nhỏ bữa ăn để trẻ ăn vừa đủ mà không gây nên tình trạng nôn trớ. 
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ chuyên dụng giúp loại bỏ bớt đờm dãi để trẻ dễ thở hơn. 
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, không khí ấm áp, có thể sử dụng máy phun sương để duy trì độ ẩm hợp lý.
  • Tránh môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, nấm mốc bụi bẩn và không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp có khả năng lây nhiễm. 
  • Cho trẻ sử dụng sản phẩm bổ trợ có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên giúp giảm ho đờm, khò khè, hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản để trẻ sớm khỏi bệnh. Click để tìm hiểu thêm 👉👉 Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhà bạn đang mắc các vấn đề về bệnh lý này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được Chuyên gia hỗ trợ. 

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.