Giao mùa hoặc khi thời tiết có những chuyển biến thất thường là thời điểm bùng phát bệnh viêm phế quản cấp. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng riêng với trẻ em, bệnh thường khó chẩn đoán hơn và rất dễ tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm. 

1. Viêm phế quản cấp là gì?

“Phế quản” là “ống phổi”. Các chuyên gia cho biết, hệ thống phế quản giống như một cành cây gồm nhiều cành to và nhiều nhánh nhỏ có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Tình trạng viêm phế quản cấp diễn ra khi các phế quản lớn và phế quản trung bình bị kích thích bởi các tác nhân có hại gây phù nề niêm mạc phế quản và tiết nhiều dịch nhầy vào lòng phế quản, hiện tượng này khiến người bệnh ho khan, ho có đờm, thở khò khè…

A Man Having Chronic Obstructive Pulmonary Disease illustration

Viêm phế quản cấp là bệnh phổ biến ở trẻ em

Trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ mắc viêm phế quản cấp. Theo thống kê, mỗi đứa trẻ có thể mắc bệnh ít nhất 1 lần trong đời, nhiều trẻ có thể tái phát 3-5 lần/năm khi trời trở lạnh hoặc giao mùa. 

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em.

Trẻ bị viêm phế quản cấp thường có các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi nghẹt mũi, ho đờm, khò khè, đau họng, mệt mỏi, khó thở…

Ho: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ bị viêm phế quản cấp. Ban đầu, trẻ thường ho khan, nhưng về sau, các cơn ho gia tăng, trẻ ho nhiều và ho dữ dội hơn

Sốt: Trẻ bị viêm phế quản cấp tính thường sốt nhẹ hoặc không sốt, có thể sốt từng cơn hoặc sốt liên tục. 

Sổ mũi, nghẹt mũi: Đây là triệu chứng viêm long đường hô hấp trên

Đờm: Do niêm mạc phế quản bị tổn thương, lòng phế quản tiết nhiều dịch nhầy nên trẻ xuất hiện tình trạng ho có đờm. Đờm có thể có màu trắng trong, màu vàng hoặc màu xanh. Đờm càng đặc, màu càng đậm chứng tỏ bệnh càng nặng. 

Khò khè: Hệ quả của viêm phế quản là khiến lòng phế quản bị phù nề, bít tắc nên không khí qua lại khe hẹp phát ra tiếng thở khò khè. Khò khè được miêu tả có âm sắc trầm, nghe gần giống tiếng ngáy, có thể nghe được khi áp sát tai gần miệng trẻ theo mỗi nhịp thở ra. Tuy nhiên, cha mẹ cần phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng khụt khịt ở mũi và tiếng ngáy ngủ của trẻ.

Đau họng: Cổ họng trẻ ngứa rát, có thể sưng to hoặc nhỏ khiến trẻ bị đau khi nuốt

Mệt mỏi: Tình trạng ho khan, ho đờm, khò khè tiếp diễn khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, kém ăn và không có tinh thần vui chơi chạy nhảy như lúc khỏe mạnh. 

Khó thở, thở nhanh: thường ít gặp khi trẻ bị viêm phế quản cấp tính thông thường. Tuy nhiên nếu thấy trẻ có hiện tượng khó thở, rất có thể đã biến chứng thành viêm phổi, hen phế quản…

3. Nguyên nhân viêm phế quản cấp ở trẻ em

Virus, vi khuẩn, môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, sức đề kháng kém…đều là nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em. 

  • Virus: Là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản cấp ở trẻ em. Các loại virus gây bệnh gồm virus cúm, virus đại thực bào đường hô hấp…Các chuyên gia cho biết, virus chiếm 90% nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em. 
  • Vi khuẩn: Chủ yếu là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Tuy nhiên, trường hợp viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn ít gặp hơn so với virus. 
  • Sức đề kháng kém: Trẻ có sức đề kháng kém do sinh non, biếng ăn, còi xương suy dinh dưỡng hoặc do vừa trải qua đợt ốm bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch rất dễ mắc viêm phế quản cấp tính. 
  • Ô nhiễm môi trường: Thời tiết thay đổi, trời lạnh hanh khô, môi trường nấm mốc, khói thuốc lá, bụi bận là các yếu tố kích thích khiến niêm mạc phế quản dễ bị tổn thương. 
  • Ngoài ra, những trẻ hay bị trào ngược dạ dày – thực quản cũng rất dễ mắc viêm phế quản cấp do các đợt ợ nóng gây kích thích cổ họng liên tục

Click để xem chi tiết 👉👉 Cảnh báo những nguyên nhân viêm phế quản cấp ở trẻ em

4. Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Viêm phế quản cấp là bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nếu được chăm sóc và điều trị hợp lý. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách và để kéo dài sẽ khiến bệnh chuyển biến sang thể mãn tính, quá trình điều trị khó khăn hơn rất nhiều. 

NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

Tiến triển thành viêm phế quản mãn tính: Bệnh nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tái phát thường xuyên, dẫn đến thể mãn tính. 

Là tiền đề của bệnh hen phế quản về sau. Niêm mạc phế quản bị kích thích liên tục sẽ gây ra các cơn hen do lòng phế quản bị chít hẹp kéo dài. 

Biến chứng thành viêm phổi. Các ổ viêm nhiễm tại niêm mạc phế quản rất nhanh sẽ lây lan đến phổi gây nên tình trạng viêm phổi. 

Tiến triển thành áp xe phổi. Viêm phế quản lây lan sang phổi dẫn đến nhiễm trùng phổi, khiến các mô phổi bị sưng tấy và xuất hiện mủ. 

Viêm phế quản cấp có lây không?

Cũng giống như cảm cúm, cảm lạnh thông thường, bệnh viêm phế quản cấp hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác hoặc lây từ đồ vật sang người. Ngoài ra, nhiều trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp tính là do bị cúm. 

5. Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em

Việc điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhẹ hay nặng. Vì vậy, khi thấy trẻ có các triệu chứng viêm phế quản cấp, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và làm xét nghiệm cụ thể. 

Sau quá trình chẩn đoán lâm sàng và làm xét nghiệm, kết luận trẻ bị viêm phế quản cấp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể để điều trị triệu chứng. Đa số các trường hợp trẻ mắc viêm phế quản cấp được điều trị chủ yếu tại nhà, không cần nhập viện. 

Click để biết 👉👉👉Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em như thế nào?

Điều trị viêm phế quản cấp tại nhà, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cho trẻ uống thuốc đầy đủ. Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tăng giảm liều dùng theo cảm tính. 
  • Đảm bảo độ ẩm không khí. Cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm lỏng đờm nhầy, giúp trẻ dễ thở hơn. 
  • Uống nhiều nước để làm lỏng và giảm chất nhầy. 
  • Sử dụng mật ong, các loại thảo dược hoặc kết hợp các sản phẩm bổ trợ có nguồn gốc thiên nhiên để giảm ho, đờm và ngăn tái phát viêm phế quản. Tìm hiểu thêm 👉 An Phế Kids

6. Phòng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em. 

Trẻ có thể mắc viêm phế quản cấp bất cứ lúc nào không hay. Vì vậy, tốt hơn hết cha mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ, lưu ý một số nội dung sau đây:

– Không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị viêm phế quản hoặc người mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác. 

– Không cho trẻ dùng chung đồ vật cá nhân với các thành viên khác trong gia đình. 

– Thường xuyên vệ sinh cá nhân, dạy trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

– Không để trẻ ngậm, mút các đồ vật, đồ chơi. 

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho trẻ uống nhiều nước, ăn sữa chua, hoa quả để tăng sức đề kháng. 

Viêm phế quản cấp là bệnh lý khó lường, nhiều triệu chứng của bệnh tương đối giống với các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường nên rất dễ gây nhầm lẫn. Trong trường hợp cha mẹ chủ quan, hoặc chẩn đoán bệnh sai dẫn đến điều trị sai có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ triển biến nặng hơn. 

Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm phế quản cấp, cần tư vấn hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. 

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.