Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng cao hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính… Để nhận biết viêm phế quản mãn tính, cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng dưới đây.

1. Triệu chứng lâm sàng của viêm phế quản mãn tính ở trẻ em.

Tình trạng viêm niêm mạc phế quản kéo dài trên 3 tuần không khỏi hoặc tái phát nhiều lần không dứt được gọi là viêm phế quản mãn tính. Bệnh có thể được xác định thông qua những đặc điểm triệu chứng lâm sàng điển hình như ho, khạc đờm, người mệt mỏi. Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số triệu chứng khác như sốt, khó thở…

📌 HO: Trẻ thường ho húng hắng, hoặc ho thành cơn kéo dài. Đặc biệt, trẻ sẽ ho ngày càng nặng sau những đợt nhiễm trùng đường hô hấp hoặc khi trời lạnh, giao mùa, thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, môi trường ẩm mốc độc hại…

📌 ĐỜM: Trẻ bị viêm phế quản mãn tính thường ho kèm theo khạc đờm. Đờm có thể có màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xanh. Bệnh càng nặng thì đờm càng đặc và có màu đậm. Nhiều trường hợp nặng trẻ có thể khạc đờm màu nâu, thậm chí kèm theo tia máu. 

📌 MỆT MỎI: Tình trạng viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ phải gắng sức ho, khạc đờm nên rất mệt mỏi, gây suy giảm sức khỏe.

📌 SỐT: Trẻ bị viêm phế quản mạn tính thể đơn thuần thường không sốt hoặc sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt cao, rất có thể bệnh đang tiến triển nặng hơn và có nguy cơ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác. 

📌 KHÒ KHÈ, KHÓ THỞ: Do tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây phù nề niêm mạc phế quản, dịch nhầy tiết nhiều gây bít tắc đường thở nên trẻ thường khó thở, thở mệt, tiếng thở khò khè. 

2. Chẩn đoán xác định viêm phế quản mãn tính ở trẻ em

Trước khi chẩn đoán xác định trẻ có bị viêm phế quản mãn tính hay không, các bác sĩ thường tiến hành một số xét nghiệm như:

Nhận biết viêm phế quản mãn tính ở trẻ thông qua triệu chứng lâm sàng - chụp x-quang phổi
  • Chụp X-Quang phổi: Mặc dù phương pháp này không ghi nhận tình trạng viêm phế quản mãn tính một cách rõ rệt nhưng lại giúp loại trừ các nguyên nhân gây ho đờm kéo dài như giãn phế quản, lao phổi, ung thư phổi…
  • Đo chức năng thông khí tại phổi: Phương pháp này giúp phân biệt tình trạng bệnh. Nếu kết quả đo chứng năng thông khí tại phổi bình thường, khả năng cao trẻ bị viêm phế quản mãn tính. Nhưng nếu kết quả cho thấy dấu hiệu rối loạn thông khí tắc nghẽn, trẻ sẽ được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. 
  • Nội soi tai, mũi, họng, dạ dày: Giúp bác sĩ loại tình trạng ho đờm do viêm xoang, viêm mũi họng và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. 

Bác sĩ kết luận trẻ bị viêm phế quản mãn tính nếu có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ ho, khạc đờm kéo dài ít nhất 90 ngày/năm và kéo dài liên tục trong 2 năm
  • Đo chức năng thông khí ở phổi: Kết quả bình thường
  • Chụp X-quang phổi: Không có tổn thương do các bệnh lý khác
  • Nội soi tai, mũi, họng, dạ dày: Kết quả: Bình thường

3. Điều trị và phòng ngừa viêm phế quản mãn tính cho trẻ em

Điều trị viêm phế quản mãn tính:

👉👉 Điều trị bằng thuốc tân dược: Khi trẻ có các dấu hiệu viêm phế quản mãn tính, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc. Các loại thuốc thường được dùng có thể là thuốc giảm ho, long đờm, kháng sinh…Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây tác dụng phụ khiến trẻ rối loạn tiêu hóa, hạ men gan, dị ứng nếu sử dụng sai cách. Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và điều chỉnh tăng giảm liều lượng thuốc. 

Nhận biết viêm phế quản mãn tính ở trẻ thông qua triệu chứng lâm sàng - điều trị viêm phế quản

👉👉 Điều trị bằng thuốc Đông Y và mẹo dân gian: Các mẹo dân gian sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm cơn ho, đờm ở trẻ viêm phế quản. Ngoài ra, nên ưu tiên chữa viêm phế quản cho trẻ bằng thuốc Đông Y với các thảo dược thiên nhiên để đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ, vừa giúp giảm triệu chứng vừa giúp điều trị sâu vào nguyên căn gây bệnh. 

Phòng ngừa viêm phế quản mãn tính:

  • Tiêm vacxin phòng cúm theo định kỳ
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm như khói thuốc lá, khói xe cộ, nhà ẩm mốc, nơi có nhiều khói bụi độc hại…
  • Đảm bảo độ ấm thoáng cho trẻ. Không để trẻ bị nhiễm lạnh khi tắm, dùng quạt hoặc điều hòa.
  • Vệ sinh mũi, họng, răng miệng thường xuyên
  • Kê cao đầu khi ngủ, để trẻ nằm nghiêng để giảm thiểu khả năng kích thích cơ ho khi trẻ ngủ.
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, ưu tiên các loại thực phẩm, rau củ, trái cây giúp tăng sức đề kháng. 

Như vậy, trẻ bị viêm phế quản mãn tính thường có các triệu chứng lâm sàng điển hình như ho, khạc đờm, kèm theo một số dấu hiệu khác. Để tránh nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, cha mẹ có thể liên hệ để được Chuyên gia tư vấn chính xác.

📞 Hotline/Zalo: 083.283.1133

☎ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800 6523

Hoặc điền đầy đủ thông tin vào bảng dưới đây👇👇

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.