Chớ chủ quan với viêm phế quản ở trẻ nhỏ bởi đây là bệnh rất nhanh tiến triển nặng, khả năng tái phát cao và rất dễ biến chứng thành viêm phổi, áp xe phổi gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ là gì?

Các chuyên gia cho biết, “Phế” là “Phổi”, “Quản” là “Ống”. Như vậy, phế quản chính là ống phổi, là bộ phận giúp lọc khí và dẫn khí vào phổi. 

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc ống phổi bị viêm nhiễm dẫn đến phù nề, xuất tiết dịch đờm gây bít tắc đường thở. Chính vì vậy, trẻ bị viêm phế quản thường xuất hiện các triệu chứng ho, ho có đờm, khò khè, khó thở. 

Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không - viêm phế quản là gì

Bệnh viêm phế quản được chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính. Trong đó:

  • Viêm phế quản cấp tính thường không quá nguy hiểm. Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần nếu được chăm sóc điều trị tốt. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể ho dai dẳng vài tuần sau khi đã khỏi bệnh. 
  • Viêm phế quản mạn tính là tình trạng ho khạc, đờm nhiều lâu ngày, trẻ có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm, nhất là khi giao mùa hoặc thời tiết thay đổi. Trường hợp bệnh mãn tính rất khó điều trị dứt điểm, bệnh không chỉ dễ tái phát mà còn có nguy cơ trở nặng, biến chứng nhanh. 
Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không - viêm phế quản cấp và mãn tính

Nguyên nhân tại sao trẻ bị viêm phế quản?

Trẻ bị viêm phế quản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở giai đoạn khởi phát, 80-90% nguyên nhân là do virus. Ngoài ra, viêm phế quản còn do:

  • 👉 Vi khuẩn
  • 👉 Trẻ bị nhiễm lạnh do tắm sai cách, nằm điều hòa
  • 👉 Sức đề kháng yếu.
  • 👉 Đã từng hoặc đang bị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp
  • 👉 Do trẻ sinh non, nhẹ cân, còi xương suy dinh dưỡng, thể trạng yếu ớt
  • 👉 Do thời tiết thay đổi, khói bụi, môi trường ẩm mốc, khói thuốc lá, khí độc…

Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản, nếu ở giai đoạn đầu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ rất nhanh khỏi và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm phế quản kéo dài, cộng thêm quá trình chăm sóc điều trị bệnh sai cách sẽ khiến bệnh rất nhanh trở nặng và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không - biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản
  • Dẫn đến viêm phế quản mạn tính: Các tổn thương tại niêm mạc phế quản nếu không được chữa lành thì rất dễ tái phát khi bị virus, vi khuẩn tấn công. Tình trạng viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm phế quản mạn tính rất khó chữa trị. 
  • Tiến triển thành hen phế quản: Phế quản bị kích thích nhiều lần gây chít hẹp đường thở, vì vậy trẻ ho nhiều, khò khè, khó thở dẫn đến các cơn hen. 
  • Gây giãn phế quản: Viêm phế quản kéo dài khiến lòng phế quản tiết dịch nhầy nhiều hơn khiến nhiễm khuẩn ngày càng nặng gây giãn phế quản. 
  • Biến chứng thành viêm phổi: Các tổ chức viêm tại niêm mạc phế quản nếu không được xử lý triệt để sẽ rất dễ phát triển và lây lan đến các tổ chức xung quanh phổi gây viêm phổi. 
  • Dẫn đến áp xe phổi ( nhiễm trùng phổi). Đây là tình trạng biến chứng nặng, từ các ổ viêm nhiễm tại phế quản lây lan và xâm nhập sâu vào phổi tạo thành những ổ nhiễm trùng, thậm chí có thể xuất hiện mủ. Tình trạng nặng có thể dẫn đến hoại tử phổi dẫn đến tử vong. 

Những sai lầm của cha mẹ khiến tình trạng viêm phế quản của trẻ nặng hơn

Trẻ bị viêm phế quản muốn nhanh khỏi cần phải kết phương pháp điều trị đúng cách và chế độ chăm sóc khoa học. Ngược lại, nếu cha mẹ chăm sóc, điều trị sai cách thức có thể khiến bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng rất nhanh. Dưới đây là những sai lầm phổ biến của cha mẹ khiến viêm phế quản của trẻ ngày càng nghiêm trọng.

  • Lạm dụng kháng sinh: Các chuyên gia khuyến cáo, 80-90% nguyên nhân ban đầu gây viêm phế quản ở trẻ là do virus gây ra. Trong trường hợp này, nếu dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng, trái lại còn có thể dẫn đến tác dụng phụ như kháng kháng sinh, gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, gây dị ứng…
  • Tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ: Các trường hợp phụ huynh tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc mà không có chỉ định cụ thể của bác sĩ, hoặc trường hợp tăng, giảm liều dùng, dùng đơn thuốc cũ hoặc dùng đơn thuốc của trẻ khác rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh tình trẻ nặng thêm.
  • Tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm: Các loại thuốc cùng số liều uống cụ thể được bác sĩ kê đơn đều dựa trên liệu trình đầy đủ giúp viêm phế quản ở trẻ dứt điểm hoàn toàn. Nếu phụ huynh tự ý ngưng thuốc rất có thể khiến bệnh của trẻ nhanh tái phát và trở thành bệnh mạn tính.
  • Để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc gặp sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Điều này có thể khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi nên rất dễ bị cảm lạnh, suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh một cách dễ dàng. 
  • Chế độ ăn uống kiêng dè bất hợp lý: Nhiều mẹ truyền tai nhau bí quyết kiêng ăn tôm, thịt gà…hoặc một số thực phẩm khác để trẻ không bị ho nặng thêm. Tuy nhiên đây là hình thức ăn kiêng phản khoa học, có thể khiến trẻ bị thiếu chất dẫn đến suy nhược. 

Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản, phương án tối ưu nhất là đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế và tuyệt đối tuân thủ chỉ định dùng thuốc do bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, cha mẹ cần trang bị đầy đủ những kỹ năng, kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ đúng cách giúp trẻ sớm bình phục. 

Xem thêm ==>> Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em như thế nào?

Cha mẹ cần tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm phế quản của con, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền thông tin đầy đủ vào bảng dưới đây, Chuyên Gia sẽ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc!

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.