Viêm phế quản mãn tính được xét vào loại bệnh hô hấp nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, hen suyễn, lao phổi, thậm chí là ung thư phổi. Vậy viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua những nội dung dưới đây.

1. Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính còn được gọi là viêm phế quản mạn, là một loại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm, sản sinh nhiều dịch đờm gây bít tắc phế quản, vì vậy trẻ thường bị ho, ho có đờm, khò khè, khó thở. 

Trường hợp trẻ bị viêm phế quản kéo dài 3 tuần không khỏi hoặc tái phát nhiều lần được gọi là mãn tính.

Xem thêm 👉👉 Viêm phế quản ở trẻ và các phương pháp xử lý

Cha mẹ đã hiểu rõ về bệnh viêm phế quản mãn tính ở trẻ hay chưa - đưa trẻ đi khám viêm phế quản

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi: Nguyên nhân đa phần là do hút thuốc lá, hít phải không khí ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất độc hại. 

Trẻ em vẫn có thể bị viêm phế quản mãn tính. Nguyên nhân là do:

  • Sức đề kháng kém: Trẻ hay bị cảm cúm, cảm lạnh, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trẻ ợ nóng lặp lại nhiều lần sẽ gây kích ứng cổ họng, dẫn đến nguy cơ cao mắc viêm phế quản mạn tính. 
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Nơi sống ẩm mốc, trẻ hít phải khói thuốc lá, khí độc hại.
  • Trẻ bị nhiễm lạnh do nằm điều hòa, tắm sai cách, hoặc do giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường. 

Các chuyên gia cho biết, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. 

3. Triệu chứng điển hình của viêm phế quản mãn tính

Trẻ bị viêm phế quản mãn tính thường có các triệu chứng điển hình như:

  • Ho, ho có đờm. Đờm màu trắng đục, màu xanh hoặc màu vàng
  • Khò khè, khó thở, khó chịu ở ngực
  • Sốt nhẹ
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi, bỏ bú, biếng ăn. 
Cha mẹ đã hiểu rõ về bệnh viêm phế quản mãn tính ở trẻ hay chưa - ho
Ho là một trong những triệu chứng điển hình của viêm phế quản

4. Biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính

Theo đánh giá của các chuyên gia, viêm phế quản mãn tính là bệnh lý nguy hiểm, có thể tái phát nhiều lần trong năm. Đặc biệt, bệnh rất dễ tiến triển nặng. Nếu không được điều trị đúng cách và triệt để sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

  • Hen suyễn: Viêm phế quản chính là nguồn cơn gây hen suyễn. Khi bị hen suyễn, phần niêm mạc phế quản của trẻ sẽ phù nề, tiết nhiều dịch đờm gây bít tắc đường thở. Đây là lý do khiến trẻ khò khè, khó thở. 
  • Suy hô hấp: Từ viêm phế quản bội nhiễm có thể dẫn đến suy hô hấp khiến việc điều trị khó khăn hơn. Bệnh thậm chí có thể gây tử vong. 
  • Những biến chứng trầm trọng khác: Giãn phế quản, ung thư phế quản, lao phổi, ung thư phổi, ứ đọng phổi…

5. Chẩn đoán trẻ bị viêm phế quản mãn tính

Trẻ bị viêm phế quản mãn tính cần đưa đến gặp bác sĩ nếu có các biểu hiện sau:

  • Bị viêm phế quản kéo dài trên 3 tuần không khỏi
  • Trẻ khó ngủ, không ngủ được, thường xuyên quấy khóc trong đêm
  • Trẻ sốt cao trên 38 độ C
  • Trẻ ho nhiều, ho ra đờm màu xanh hoặc vàng
  • Có dấu hiệu khò khè, khó thở. 

Trong trường hợp chẩn đoán viêm phế quản mãn tính ở trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe phổi, kết hợp một số kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang
  • Xét nghiệm đờm
  • Kiểm tra chức năng phổi
Cha mẹ đã hiểu rõ về bệnh viêm phế quản mãn tính ở trẻ hay chưa - chụp x quang
Chụp X-quang để chẩn đoán viêm phế quản

6. Điều trị viêm phế quản mãn tính ở trẻ nhỏ ra sao?

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính ở trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến thường là điều trị triệu chứng bằng thuốc và phục hồi chức năng. 

  • Điều trị triệu chứng: Các loại thuốc có thể được dùng như: Thuốc giãn phế quản, kháng sinh, thuốc hạ sốt, giảm ho…
  • Điều trị phục hồi chức năng: Bao gồm các phương pháp về tập luyện thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, ngủ nghỉ. 

7. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản mãn tính

Cha mẹ có thể kiểm soát tình trạng viêm phế quản mãn tính ở trẻ tốt hơn nếu áp dụng các phương pháp chăm sóc như sau:

  • Luôn giữ ấm cho trẻ, nhất là khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, sử dụng khăn giữ ấm cổ nếu trời lạnh. 
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. 
  • Sử dụng điều hòa đúng cách, tắm cho trẻ đúng phương pháp
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, khói xăng xe…
  • Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ ăn bổ sung trái cây, sinh tố, sữa chua để tăng đề kháng cơ thể.
Cha mẹ đã hiểu rõ về bệnh viêm phế quản mãn tính ở trẻ hay chưa - chăm sóc trẻ

Trên đây là những nội dung cơ bản về viêm phế quản mạn tính ở trẻ em. Để được tư vấn tốt hơn về cách phòng tránh và điều trị hiệu quả, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền thông tin trong bảng dưới đây.

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.