Trẻ em ở Việt Nam rất hay mắc viêm phế quản, thậm chí có thể tái phát 3-5 lần/năm. Đây là bệnh lý không đơn giản vì nhanh tiến triển nặng và rất dễ biến chứng thành những bệnh nguy hiểm. 

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc phế quản của trẻ bị viêm nhiễm dẫn tới phù nề và tăng tiết dịch nhầy gây bít tắc phế quản. Chính vì vậy, trẻ bị viêm phế quản thường xuất hiện các triệu chứng ho, ho có đờm, khò khè, khó thở, sổ mũi, ngạt mũi…

Các chuyên gia cho biết, viêm phế quản là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Theo thống kê, trung bình mỗi đứa trẻ có thể bị viêm phế quản ít nhất một lần trong đời. Viêm phế quản có 2 dạng: Cấp tính và mãn tính. 

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH

  • Là tình trạng nhiễm khuẩn nhanh & ngắn hạn ở các phế quản. Nếu được điều trị tích cực, trẻ có thể khỏi sau 7-10 ngày.
  • Triệu chứng: Sốt nhẹ, đau nhức mình mẩy, ho khan hay khạc đờm trắng, đau rát vùng họng và ngực.
  • Nguyên nhân: Chủ yếu do virus (80-90%) hoặc do vi khuẩn tấn công niêm mạc tế bào.

VIÊM PHẾ QUẢN MÃN TÍNH

  • Là tình trạng ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục. 
  • Triệu chứng: Ho khạc đờm nhầy, khò khè, khó thở, tái phát thường xuyên , nhất là khi trời lạnh hoặc thời tiết diễn biến thất thường…
  • Nguyên nhân: Do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc đề kháng suy giảm, môi trường ô nhiễm, khói bụi, nhiễm lạnh…

Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm phế quản là bệnh đường hô hấp dưới không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng sang mãn tính, điều trị sai cách sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. 

2. Những biến chứng nguy hiểm do viêm phế quản

  • Áp xe phổi ( nhiễm trùng phổi). Đây là biến chứng rất nguy hiểm. Các ổ viêm nhiễm tại phế quản lây lan tấn công vào phổi tạo thành những ổ nhiễm trùng, thậm chí xuất hiện mủ. Nặng hơn có thể gây hoại tử phổi dẫn đến tử vong. 
  • Viêm phổi: Các tổ chức viêm tại niêm mạc phế quản nếu không được xử lý triệt để sẽ rất dễ phát triển và lây lan đến các tổ chức xung quanh phổi gây viêm phổi.
  • Giãn phế quản: Viêm phế quản kéo dài khiến lòng phế quản tiết dịch nhầy nhiều hơn khiến nhiễm khuẩn ngày càng nặng gây giãn phế quản.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Viêm phế quản tiến triển nặng thành viêm phổi. Những vi khuẩn gây viêm phổi có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng.
  • Hen phế quản: Niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm dẫn đến sưng phù, tiết nhiều dịch nhầy gây bít tắc đường thở. Tình trạng ho, khò khè khó thở kéo dài dẫn đến các cơn hen.
  • Suy hô hấp: Viêm phế quản trở nặng khiến trẻ rút lõm lồng ngực, tím tái toàn thân, thở gấp, xuất hiện tình trạng thiếu oxy, có thể gây ngưng thở.

3. Điều trị và phòng ngừa biến chứng của viêm phế quản ở trẻ em.

Để phòng ngừa biến chứng do viêm phế quản gây nên, cha mẹ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc đặc biệt dành riêng cho trẻ. 

Điều trị viêm phế quản

Việc điều trị viêm phế quản cần được thực hiện càng sớm càng tốt để bệnh không có cơ hội tiến triển nặng gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác. Có 3 phương pháp cơ bản thường được sử dụng để điều trị viêm phế quản cho trẻ, gồm: 

  • Tây Y

Bác sĩ sau khi thăm khám, làm xét nghiệm, chụp X-quang…sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh trẻ đang gặp phải. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc tân dược như kháng sinh, thuốc giảm ho, long đờm, thuốc giãn phế quản…để làm giảm triệu chứng bệnh. 

Mặc dù các loại thuốc tân dược giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đờm, khò khè ở trẻ nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: Gây kháng thuốc, rối loạn tiêu hóa, tạo gánh nặng lên gan, thận, gây biếng ăn…Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liệu lượng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Mẹo dân gian.

Để làm dịu cổ họng, giúp giảm các triệu chứng ho, đờm, khò khè khó thở cho trẻ…cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian như lê hấp đường phèn, gừng/chanh/tỏi kết hợp mật ong, củ cải trắng hoặc rau diếp cá…

Đây đều là những nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ giúp mẹ làm giảm triệu chứng viêm phế quản cho theo cơ chế an toàn, lành tính. Tuy nhiên, những mẹo dân gian này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời, không thể xử lý dứt điểm tình trạng viêm phế quản ở trẻ. 

  • Đông Y

Có rất nhiều bài thuốc hay, thảo dược quý được nhiều lương y sử dụng để chữa viêm phế quản cho trẻ như bài thuốc cổ phương “Bách hợp cố kim thang” hoặc các thảo dược như bách hợp, bạch thược, bối mẫu, cam thảo…

Điều trị viêm phế quản theo Đông Y được nhiều người đánh giá cao bởi hiệu quả toàn diện, vừa giúp giảm nhanh triệu chứng vừa giúp xử lý nguyên căn gây bệnh. Đặc biệt, do điều trị bằng thảo dược thiên nhiên nên phương pháp này rất an toàn, lành tính, ít gây tác dụng bất lợi hơn tân dược. 

Phòng ngừa biến chứng viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để hạn chế tối đa khả năng biến chứng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Đặc biệt lưu ý một số điểm sau đây:

Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Ngoài việc hạ sốt bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi thực hiện lau ở các vị trí: Cổ, 2 bên nách, 2 bên bẹn…cách này sẽ giúp trẻ hạ nhiệt tốt hơn.

Sử dụng máy duy trì độ ẩm: Đảm bảo phòng ngủ, nơi vui chơi của trẻ có độ ẩm thích hợp để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, nhất là vào mùa đông lạnh, hanh khô.

Vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh mũi và họng cho trẻ để loại bỏ bớt đờm, dịch mũi. Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Không gian ẩm mốc, khói bụi, khói thuốc lá.

Chớ coi thường biến chứng do viêm phế quản ở trẻ em

Cho trẻ nằm ngủ đúng tư thế: Kê cao đầu khi trẻ ngủ, mẹ cũng có thể đặt trẻ nằm nghiêng sang 2 bên để tránh tình trạng dịch mũi chảy ngược xuống họng gây ho.

Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học: Ưu tiên uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm – lỏng với đủ các chất giàu đạm, sữa, rau xanh, hoa quả…và hạn chế thức ăn nhanh nhiều đường, nhiều dầu mỡ có hại…

Cha mẹ cần tư vấn kỹ hơn về VIÊM PHẾ QUẢN ở trẻ, vui lòng liên hệ:

📞 Hotline/Zalo: 083.283.1133

☎ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800 6523

📌 Hoặc điền thông tin vào bảng dưới đây để được Chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất.

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.