Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi rất hay bị viêm phế quản cấp. Đây là dạng bệnh viêm nhiễm niêm mạc phế quản khiến phế quản bị sưng hẹp, xuất tiết dịch…gây nên tình trạng ho, khó thở, khò khè, có đờm…

Xem thêm ==>> Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là gì? để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả.

1. Trẻ bị viêm phế quản cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Do Virus. Theo các chuyên gia, có tới 80-90% trường hợp gây viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do virus gây nên. Các virus gây bệnh thường là virus hợp bào hô hấp, Adenovirus, Myxovirus.

Cảnh báo những nguyên nhân viêm phế quản cấp ở trẻ em - Ảnh 1
Virus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản cấp ở trẻ em

Do Vi khuẩn. Các loại phế cầu, liên cầu, tụ cầu, Hemophilus influenzae…là những vi khuẩn chủ đạo gây nên bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn thường hiếm gặp hơn. 

Do bị nhiễm lạnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lạnh. Có thể do trẻ nằm điều hòa, tắm nước lạnh hoặc đứng trước máy lạnh. Nằm điều hòa nhiều khiến da, họng hầu, hô hấp của trẻ bị khô nên các vi sinh vật rất dễ tấn công. Trong khi đó, tắm nước lạnh hoặc đứng trước máy lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng nên rất dễ cảm lạnh, khi đang lạnh mà đột ngột chuyển sang nóng thì trẻ sẽ dễ bị viêm đường hô hấp, bao gồm cả bệnh viêm phế quản. 

Cảnh báo những nguyên nhân viêm phế quản cấp ở trẻ em - Ảnh 2
Trẻ bị viêm phế quản cấp do nhiều nguyên nhân

Do nhiễm hóa chất độc hại. Khói thuốc lá, bụi bẩn, khói xăng xe…đều là những hóa chất độc hại khiến đường phế quản dễ bị kích ứng gây nên tình trạng viêm nhiễm, tiết dịch.

Do bị lây nhiễm từ người đã mắc bệnh trước đó. Bệnh viêm phế quản lây lan qua đường hô hấp thông thường khi người bình thường hít hoặc chạm vào dịch tiết (nước bọt, nước mũi, đờm…) của người bị bệnh rồi đưa lên mũi, miệng của mình. Đây là cơ chế lây lan phổ biến giống với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. 

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp ở trẻ em

Trẻ em rất dễ bị viêm phế quản cấp. Đặc biệt, trong một số trường hợp trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với thông thường. Một số yếu tố chủ đạo làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản được bác sĩ cảnh báo như:

  • Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ẩm mốc. Trẻ sống trong môi trường bụi bẩn, có người lớn thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến trẻ dễ bị ho khan, ho có đờm, dẫn đến viêm phế quản.
  • Sức đề kháng kém hoặc bị suy giảm. Những trường hợp trẻ có sức khỏe yếu, sử dụng nhiều kháng sinh, ăn uống kém dẫn đến sức đề kháng giảm sẽ tạo điều kiện cho virus gây ảnh hưởng xấu đến cuống phổi. 
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp (VA, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang…). Khi trẻ mắc các bệnh hệ tai, mũi, họng, những vi khuẩn gây bệnh lại càng tích cực hoạt động hơn.
Cảnh báo những nguyên nhân viêm phế quản cấp ở trẻ em - Ảnh 3
Trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng càng dễ bị viêm phế quản cấp
  • Người bị trào ngược dạ dày. Trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ bị ợ nóng nhiều, ợ nóng có thể gây kích thích cổ họng khiến trẻ dễ mắc viêm phế quản hơn. 
  • Thời tiết khí hậu lạnh và ẩm, đặc biệt vào mùa Thu-Đông & mùa Đông-Xuân là thời điểm thuận lợi cho virus phát triển nên trẻ rất dễ mắc viêm phế quản, đây là thời kỳ đỉnh cao của bệnh. 
  • Cơ địa dị ứng, còi xương, suy dinh dưỡng khiến sức khỏe của trẻ suy yếu, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể phát triển thành viêm phế quản mạn tính, sẽ tái phát liên tục gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ. Ngoài ra, viêm phế quản cấp còn có thể biến chứng thành hen phế quản, viêm phế quản phổi hoặc viêm phổi. 

Tham khảo thêm ==> Những triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ để nhận biết trẻ nhà mình có bị viêm phế quản cấp hay không.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết để theo dõi, chăm sóc và có phương pháp điều trị hợp lý. Đặc biệt, khi trẻ xuất hiện triệu chứng ho, ho đờm, sốt, khó thở, khò khè…cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. 

Để được tư vấn tốt hơn về viêm phế quản ở trẻ nhỏ, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền đầy đủ thông tin trong bảng dưới đây. Chuyên gia sẽ sớm liên hệ và giải đáp thắc mắc!

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.