Viêm phế quản phổi là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng và thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Đáng chú ý, bệnh có thể gây nên hàng loạt các vấn đề về hô hấp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ.
1. Bệnh viêm phế quản phổi là gì?
Các chuyên gia lý giải, phế quản là đường ống dẫn khí lớn nối từ đường khí quản đến phổi. Hệ thống đường ống dẫn khí này giống như hệ thống cành cây, bao gồm các cành phế quản lớn, phế quản trung bình và các nhánh tiểu phế quản dẫn đến phổi. Tận cùng các tiểu phế quản là những túi khí nhỏ được gọi là phế nang, đây là nơi diễn ra sự trao đổi oxy từ phổi và carbon dioxide từ máu.
Viêm phế quản phổi là tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến cả phế quản và phế nang bên trong phổi. Định nghĩa chính xác hơn, viêm phế quản phổi là tình trạng phế nang chứa nhiều mủ và các chất dịch khác, khiến oxy khó tiếp cận với máu.
Phế quản phổi bị viêm dẫn đến viêm trong phổi, nên các phế nang thường chứa nhiều dịch lỏng. Những dịch lỏng này làm suy yếu chức năng của phổi, tạo ra hàng loạt các vấn đề về hô hấp.
Bệnh viêm phế quản phổi thường nặng hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là trẻ sinh non – nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc trẻ đang mắc các bệnh cúm, ho gà, sởi…
Theo thống kê, trên Thế Giới, hàng năm có 4-5 triệu trẻ > 5 tuổi tử vong vì viêm phế quản phổi. Riêng tại Việt Nam, viêm phế quản phổi là bệnh phổ biến ở trẻ em và được xếp và loại bệnh gây tử vong cao.
2. Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở trẻ em
Trẻ bị viêm phế quản phổi là tình trạng viêm, nhiễm trùng cấp lan tỏa ở phế quản, phế nang phổi và các mô kẽ. Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở trẻ em là do:
Virus: adenovirus, virus cúm, virus hợp bào hô hấp
Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae, E.coli,..
Nấm: Aspergillus, Candida albicans,…
Ký sinh trùng
Trong đó, tác nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp lan rộng và tấn công gây tổn thương phế quản, nhu mô phổi. Ngoài ra, viêm phế quản phổi còn do nhiều yếu tố khác tác động khiến bệnh khởi phát như:
Thời tiết: Viêm phế quản phổi khởi phát mạnh vào thời điểm khí hậu lạnh, độ ẩm thấp, thời tiết thay đổi đột ngột
Môi trường: Khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá hoặc trẻ tiếp xúc nhiều với nguồn gây bệnh.
Lối sống: Trẻ có nguy cơ bị viêm phế quản phổi cao hơn nếu trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, hay ốm vặt…
Sức đề kháng thấp: Trẻ có đề kháng thấp, hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công dây bệnh dễ dàng hơn.
3. Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ em
Cơ chế bệnh viêm phế quản phổi: Các virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào phế quản, phế nang sẽ tiếp tục phát triển gây viêm. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu tấn công virus, vi khuẩn gây hại, làm xuất hiện các triệu chứng bệnh. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột tùy theo thể trạng của trẻ. Có thể chia triệu chứng viêm phế quản phổi thành 2 giai đoạn: Khởi phát và toàn phát.
GIAI ĐOẠN KHỞI PHÁT
Ủ bệnh từ từ: Sốt nhẹ, hắt hơi, ho khan, ngạt mũi, quấy khóc. Ở giai đoạn này, các triệu chứng thường không rõ rệt, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác nên dễ bị bỏ qua hoặc điều trị sai cách.
Khởi phát đột ngột: Trẻ bị sốt cao, tím tái, khó thở, kèm theo rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tiêu chảy…Ở giai đoạn này, các dấu hiệu viêm phế quản phổi đã trở nên rõ nét hơn.
GIAI ĐOẠN TOÀN PHÁT
Sốt cao (có thể lên đến 40 độ C), có thể sốt li bì, co giật, hôn mê
Trẻ sơ sinh thường ho dữ dội, ho co thắt kéo dài, có thể khạc đờm, chảy nước mũi đặc vàng
4. Bệnh viêm phế quản phổi có nguy hiểm không?
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc bệnh viêm phế quản phổi có nguy hiểm không. Trên thực tế, đây là bệnh lý nguy hiểm và khó kiểm soát. Đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh tiến triển rất nhanh và nặng, thậm chí có thể gây tử vong nếu điều trị sai cách.
Một số biến chứng nguy hiểm do viêm phế quản phổi gây ra:
Suy hô hấp
Áp xe phổi
Nhiễm trùng máu
Tràn dịch màng phổi
Đau tim, suy tim
Suy thận…
Ngoài ra, cha mẹ cần hết sức lưu ý: Tác nhân gây viêm phế quản phổi có thể do virus, vì vậy đây là bệnh có thể lây nhiễm. Cơ chế lây nhiễm thông qua 2 con đường gồm lây nhiễm trực tiếp từ người sang người hoặc lây nhiễm gián tiếp từ đồ vật sang người. Trẻ em là nhóm đối tượng thường xuyên được người lớn cưng nựng, bẹo má, hôn, thơm má, nắm tay, trẻ thích chạy nhảy, vui đùa và khám phá những thứ mới mẻ xung quanh nên có khả năng bị lây nhiễm bệnh rất cao.
5. Điều trị viêm phế quản phổi cho trẻ
Trước khi tiến hành điều trị viêm phế quản phổi cho trẻ, bác sĩ cần thăm khám, chẩn đoán lâm sàng và làm xét nghiệm cụ thể. Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ nặng – nhẹ của bệnh để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trường hợp trẻ bị viêm phế quản phổi ở thể nhẹ, trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc theo đơn kết hợp chế độ chăm sóc đặc biệt. Trong trường hợp trẻ bệnh nặng thì cần được nhập viện.
6. Cách chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi
Điều trị viêm phế quản phổi cho trẻ tại nhà, bên cạnh việc tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên kết hợp chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ sớm khỏi bệnh. Lưu ý:
- Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng
- Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ chuyên dụng
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, khi ngủ nằm cao đầu, tránh gió lùa trực tiếp.
- Chuẩn bị chế độ ăn đủ dinh dưỡng.
- Không gian sống cần thoáng đãng, sạch sẽ, trong lành.
Để phòng ngừa viêm phế quản phổi tái phát ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Phòng lây nhiễm: Không để trẻ tiếp xúc với người mắc các bệnh về đường hô hấp. Nên chuẩn bị các vật dụng phòng hộ như khẩu trang, mũ, kính…khi cho trẻ ra ngoài.
- Vệ sinh sạch sẽ: Tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không để trẻ ngậm đồ chơi trong miệng.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm: Khói thuốc lá, khói xăng xe, bụi bẩn, hóa chất…là những yếu tố gây kích thích khởi phát bệnh ở trẻ.
- Dinh dưỡng đầy đủ: Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng đủ chất, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, sữa chua…để tăng sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra, nên sử dụng kết hợp sản phẩm bổ trợ giúp giảm ho đờm, ngạt mũi, sổ mũi, khò khè, giúp trẻ sớm khỏi bệnh. Click để tìm hiểu kỹ hơn 👉👉 sản phẩm bổ trợ nguồn gốc thiên nhiên.
- Tập luyện và vận động: Tập luyện thể dục thể thao, tắm nắng hoặc để trẻ vận động tay chân cũng là cách giúp tăng đề kháng cơ thể và giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
Viêm phế quản phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện nên rất dễ mắc bệnh, sau khi mắc bệnh cũng nhanh diễn tiến nặng và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ.
Nếu thấy trẻ nhà mình có dấu hiệu viêm phế quản phổi, hãy liên hệ ngay để được Chuyên gia hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.