Viêm phế quản cấp tính là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến nhất mà trẻ hay gặp phải. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tới 80-90% là do virus. Ngoài ra, viêm phế quản còn do vi khuẩn, vi nấm hoặc các yếu tố độc hại gây nên.
Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là gì? Theo các chuyên gia, bệnh viêm phế quản cấp tính là một dạng viêm nhiễm đường thở ngắn hạn, các triệu chứng thường xuất hiện rầm rộ và biến mất ngay sau đó, bệnh có thể tự khỏi trong 1-2 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu điều trị sai phương pháp, viêm phế quản cấp tính có thể tiến triển thành mạn tính hoặc có những biến chứng nặng hơn như viêm phế quản phổi, viêm phổi, hen phế quản…vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Những triệu chứng viêm phế quản cấp mẹ cần biết
Triệu chứng viêm phế quản cấp rất đa dạng và có những chuyển biến rõ rệt trong các giai đoạn mới bắt đầu viêm nhiễm – sau khi viêm nhiễm nặng.
Những dấu hiệu ban đầu của viêm phế quản cấp tính:
- Ho khan, một số trường hợp có thể ho đờm, đờm có màu lạ và mùi khó chịu. (Ho khan là dấu hiệu phổ biến nhất ở người hay mắc viêm phế quản cấp)
- Trẻ bị viêm long hô hấp trên: Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Trẻ ớn lạnh, mệt mỏi.
- Có dấu hiệu viêm họng nhẹ, , cổ họng ngứa rát, đau khi nuốt, sưng nhỏ hoặc to tùy vào tiến triển của bệnh.
- Sốt nhẹ.
- Hay đau mỏi lưng và các cơ.
Ngoài ho khan, các triệu chứng còn lại tương tự như khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh. Khi trẻ có những triệu chứng trên, phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với các chứng cảm cúm, cảm lạnh nên chưa thực sự phát hiện ra bệnh, do đó bệnh viêm phế quản của trẻ có thể phát triển nặng hơn.
Những dấu hiệu khi trẻ bị viêm phế quản cấp nặng hơn:
- Trẻ ho nhiều, ho kéo dài và ho sâu, ho có đờm, đờm màu trắng, xanh hoặc vàng.
- Sốt cao
- Khó thở, thở khò khè, nhịp thở nhanh (do lòng phế quản bị thu hẹp vì phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản khiến không khí qua lại khe hẹp nên phát tiếng khò khè.)
- Trẻ bị đau ngực, tức ngực khi thở
Ngoài ra, khi khó chịu trong người nên trẻ thường bỏ bú, bú ít, biếng ăn, nôn hoặc buồn nôn, hay quấy khóc, xanh xao, gầy yếu, hệ miễn dịch suy giảm.
Làm thế nào để biết trẻ có bị viêm phế quản cấp hay không?
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản cảnh báo trẻ có nguy cơ bị viêm phế quản. Tuy nhiên, các triệu chứng rất khó nhận biết. Trong một số trường hợp đờm có thể không xuất hiện hoặc trẻ nuốt đờm nên cha mẹ không hề biết con đã mắc bệnh.
Các triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của những bệnh nhiễm trùng khác, Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu ho khạc đờm kèm theo sốt, khó thở, tức ngực thì cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ dựa trên những chẩn đoán lâm sàng kết hợp chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây bệnh và xác định vị trí phế quản bị tổn thương, từ đó đưa ra kết luận về mức độ nặng nhẹ của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị viêm phế quản cấp hợp lý cho trẻ.
Sau khi được thăm khám và đưa ra phương án điều trị cụ thể, phụ huynh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi họng, cho trẻ uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể và chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để trẻ sớm phục hồi.
Để được tư vấn tốt hơn về viêm phế quản ở trẻ nhỏ, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền đầy đủ thông tin trong bảng dưới đây. Chuyên gia sẽ sớm liên hệ và giải đáp thắc mắc!
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.