Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy trung bình mỗi đứa trẻ mắc viêm phế quản ít nhất một lần trong đời. Đây là bệnh lý có khả năng tái phát cao và dễ diễn biến nặng, vì vậy nhiều bậc phụ huynh đặt ra câu hỏi: “Viêm phế quản có lây không?”

1. Bệnh viêm phế quản có lây không?

Câu trả lời là CÓ, viêm phế quản có thể lây lan từ người này sang người khác. Tại sao lại như vậy? 

Trên thực tế, 80-90% nguyên nhân gây viêm phế quản trong ở giai đoạn khởi phát là do virus gây nên. Trong đó, đáng chú ý nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV). Đây là loại virus rất dễ phát tán, lây lan, trong trường hợp không được kiểm soát, ngăn chặn kịp thời, loại virus này có thể phát triển sinh sôi tạo thành bệnh dịch. 

Xem thêm 👉 Cảnh báo những nguyên nhân viêm phế quản cấp ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em có lây không - virus gây viêm phế quản

2. Cơ chế lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ em

Một đứa trẻ khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm viêm phế quản từ người bệnh thông qua 2 con đường: Trực tiếp và gián tiếp.

  • Con đường trực tiếp: Lây từ người qua người. 

Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, một đứa trẻ khỏe mạnh có thể vô tình hít phải virus hợp bào thông qua dịch tiết của người bệnh trong quá trình người bệnh ho, hắt hơi, hoặc khi đang bắt tay, nói chuyện…Cơ chế tiếp xúc trực tiếp này có khả năng lây nhiễm rất cao và không loại trừ bất kỳ nhóm đối tượng nào. 

Viêm phế quản ở trẻ em có lây không - lây từ người qua người
  • Con đường gián tiếp: Lây từ đồ vật qua người.

Các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc nước hoặc các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong nhà như tay nắm cửa, điện thoại, tiền, khu nhà vệ sinh…đều là những vật có thể tồn tại virus gây viêm phế quản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus có khả năng sống sót lên tới vài giờ trên các đồ vật này. Trẻ có thể bị lây nhiễm viêm phế quản nếu để miệng, mắt, mũi của mình tiếp xúc với các đồ vật chứa virus của người bệnh. 

lây từ vật qua người

3. Trẻ có thể bị lây nhiễm viêm phế quản từ người bệnh thông qua trường hợp nào?

  • Môi trường nhà trẻ, trường học là nơi trẻ tiếp xúc, vui chơi, đùa nghịch, ăn uống, ngủ nghỉ cùng rất nhiều bạn học khác nên có khả năng lây nhiễm rất cao. 
  • Trẻ tiếp xúc với người thân trong gia đình, hàng xóm, họ hàng bị bệnh viêm phế quản cũng có thể bị lây nhiễm lúc nào không hay. 
  • Những trẻ có hệ miễn dịch yếu, trẻ bị hen suyễn, trào ngược dạ dày sẽ dễ bị lây nhiễm viêm phế quản hơn những trẻ khác. 
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại, thường xuyên hít phải khói bụi, khói thuốc lá, ẩm mốc, hoặc trẻ có cơ địa nhạy cảm, bị dị ứng là đối tượng dễ lây nhiễm virus gây viêm phế quản. 
Viêm phế quản ở trẻ em có lây không

4. Trẻ bị lây nhiễm viêm phế quản thường trải qua 4 giai đoạn

Khi trẻ bị lây nhiễm viêm phế quản, đa phần đều trải qua 4 giai đoạn chính gồm: Giai đoạn ủ bệnh – giai đoạn viêm đường hô hấp trên – giai đoạn viêm phế quản – giai đoạn phục hồi. 

  • Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi tiếp xúc với dịch tiết có chứa virus gây viêm phế quản, trẻ có thể ủ bệnh từ 1-3 ngày và hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào khác thường.
  • Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: Sau thời gian ủ bệnh, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của viêm đường hô hấp trên như đau họng, hắt hơi, sổ mũi, có thể sốt hoặc không sốt, người mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Đây cũng là giai đoạn dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất vì các triệu chứng trên khiến virus được phát tán ra bên ngoài nhiều hơn. 
  • Giai đoạn viêm phế quản: Triệu chứng rõ rệt của trẻ trong giai đoạn này là ho, ho có đờm, đờm có thể có màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xanh, thở khò khè, thậm chí là khó thở. Trường hợp nặng hơn, trẻ có thể ho ra máu, có cảm giác đau rát khi ho
  • Giai đoạn phục hồi: Trong trường hợp trẻ có đề kháng tốt, miễn dịch khỏe mạnh thì có thể phục hồi trong khoảng 1-2 tuần. Ngược lại, những trẻ có đề kháng yếu, sức khỏe kém sẽ khiến trẻ ho liên tục, ho có đờm, khò khè khó thở kéo dài khiến bệnh trầm trọng hơn. 

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em tuy là bệnh thường gặp nhưng lại có khả năng tiến triển nặng, gây biến chứng rất cao. Ngoài các trường hợp tiến triển nặng thành viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản, bệnh còn có nguy cơ biến chứng thành viêm phổi, áp xe phổi đặc biệt nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện và điều trị viêm phế quản cho trẻ đúng cách.

Để được tư vấn kỹ hơn về viêm phế quản ở trẻ, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền thông tin trong bảng dưới đây – Chuyên gia sẽ sớm liên hệ và giải đáp thắc mắc giúp mẹ!

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.