Trẻ em là nhóm đối tượng có khả năng bị lây nhiễm viêm phế quản rất cao thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Chính vì vậy cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh lây nhiễm cần thiết để bảo vệ con mình. 

Xem thêm 👉 Viêm phế quản ở trẻ em có lây không?

1. Bệnh viêm phế quản lây lan thông qua con đường nào?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc phế quản, khiến phế quản phù nề, xuất tiết dịch đờm gây nên tình trạng ho, ho có đờm, khò khè khó thở. Các chuyên gia cho biết, có tới 80-90% nguyên nhân gây viêm phế quản ở giai đoạn khởi phát là do virus gây nên, bao gồm: 

  • 30-50% là do virus hợp bào hô hấp gây nên 
  • 25% do virus cúm và á cúm
  • 10% do Adenovirus
Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ em - virus hợp bào hô hấp
Virus hợp bào hô hấp

Trong nhóm virus nêu trên, virus hợp bào hô hấp được đánh giá là loại virus điển hình gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus hợp bào hô hấp rất dễ lây lan, phát tán, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, người bị hen suyễn…

Trẻ có thể bị lây nhiễm viêm phế quản thông qua 2 con đường chính: Tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp. 

  • Tiếp xúc trực tiếp: Lây nhiễm từ người sang người: Trẻ có thể lây nhiễm virus viêm phế quản nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua quá trình ho, hắt hơi, nói chuyện, nắm tay, thơm hôn…Trẻ sống trong khu vực có dịch bệnh cũng rất dễ lây nhiễm. 
  • Tiếp xúc gián tiếp: Lây nhiễm từ vật sang người: Trên thực tế, virus hợp bào hô hấp có khả năng tồn tại trên đồ vật trong khoảng vài giờ. Những đồ vật cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc nước, bát đũa ăn cơm, tay nắm cửa, điện thoại…là những vật có nguy cơ cao chứa virus gây bệnh. Trong trường hợp này, trẻ vô tình tiếp xúc với các đồ vật đã nhiễm virus, sau đó vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng của mình có thể bị lây nhiễm lúc nào không hay.
Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ em - cơ chế lây lan
Viêm phế quản rất dễ lây lan từ người sang người

2. Phòng tránh lây nhiễm viêm phế quản cho trẻ em

Có thể thấy rằng, một đứa trẻ bình thường có thể lây nhiễm viêm phế quản từ người khác lúc nào không hay. Trẻ có thể bị lây từ các bạn khi ở nhà trẻ, trường học, hoặc ở khu vui chơi, cũng có thể lây từ người thân trong gia đình, anh em, họ hàng khi bị hôn, thơm má…

Quá trình lây nhiễm hoàn toàn vô hình, trẻ có thể ủ bệnh từ 1-3 ngày mà không có bất kỳ biểu hiện nào khác thường nên rất khó để nhận biết sớm tình trạng bệnh. Phải đến khi trẻ có các triệu chứng điển hình của viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản thì cha mẹ mới bắt đầu tìm cách điều trị. Trong trường hợp này, nếu điều trị tốt, trẻ có thể khỏi trong vòng 1-2 tuần. Nhưng nếu điều trị không đúng cách có thể khiến trẻ bị nặng hơn, tiến triển thành viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản, nặng hơn thì sẽ bị viêm phổi, nhiễm trùng phổi vô cùng nguy hiểm. 

Chính vì vậy, không thể chủ quan với nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ em. Tốt hơn hết, cha mẹ cần có những biện pháp phòng – tránh lây nhiễm cho trẻ hiệu quả.

Tham khảo thêm 👉 Bí quyết chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà.

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ, dạy trẻ thói quen giữ cho chân, tay, miệng sạch sẽ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Tạo môi trường sống sạch sẽ, không gian các phòng cần đảm bảo độ ấm, độ ẩm phù hợp theo mùa. Ưu tiên không gian thoáng đãng, thường xuyên lau chùi nhà cửa, giặt giũ quần áo, chăn màn và các đồ dùng riêng của trẻ. 
Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ em - rửa tay thường xuyên

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

  • Hạn chế tình trạng hôn, thơm trẻ dù là người xa lạ hay người thân quen như anh em họ hàng, ông bà, thậm chí là cha mẹ. 
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh về đường hô hấp, nhất là khi trẻ đang học tại trường học hoặc nhà trẻ. 
  • Khi ra ngoài, nên đeo khẩu trang cho trẻ, đảm bảo giữ ấm thân thể, quàng thêm khăn nếu trời lạnh

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng cơ thể.

  • Chuẩn bị cho trẻ chế độ ăn cân đối dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 
  • Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, uống sinh tố, ăn sữa chưa…để tăng đề kháng cơ thể. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas hoặc những đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ. 
Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ em - xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Cho trẻ vận động thường xuyên

  • Có thể tạo thói quen để trẻ tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, cho trẻ vận động, vui chơi, chạy nhảy thường xuyên để nâng cao thể trạng, củng cố hệ miễn dịch.

Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm theo định kỳ hằng năm để giúp cơ thể có miễn dịch chủ động với virus, từ đó hạn chế được nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản. 

Trên đây là một số biện pháp giúp phòng tránh sự lây nhiễm viêm phế quản cho trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng. Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản tái đi tái lại hoặc diễn biến bệnh nặng hơn, cha mẹ có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền thông tin trong bảng dưới đây để được Chuyên gia tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. 

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.