Các chuyên gia khuyến cáo, viêm phế quản được xét vào diện bệnh lý nguy hiểm, không chỉ có khả năng tái phát cao mà còn rất nhanh tiến triển nặng gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, hen suyễn, áp xe phổi…Vì vậy, việc điều trị viêm phế quản ở trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn và phòng ngừa biến chứng xảy ra. 

VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM – CHỚ COI THƯỜNG

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc phế quản, dẫn đến phù nề và xuất tiết nhiều dịch nhầy gây bít tắc lòng phế quản. Do đó, khi bị viêm phế quản, trẻ thường có các triệu chứng ho, đờm, khò khè, sổ mũi nghẹt mũi…

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? 

Viêm phế quản là bệnh lý không hề đơn giản. Đặc biệt, đối với trẻ em, bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn bởi 4 lý do sau đây:

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi. Theo thống kê, trung bình mỗi đứa trẻ có thể mắc viêm phế quản ít nhất 1 lần trong đời, ước tính có khoảng 40% số ca bệnh nhi phải điều trị tại các khoa hô hấp, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa.

 

1️⃣ Viêm phế quản là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ em

 Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi. Theo thống kê, trung bình mỗi đứa trẻ có thể mắc viêm phế quản ít nhất 1 lần trong đời, ước tính có khoảng 40% số ca bệnh nhi phải điều trị tại các khoa hô hấp, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa.

 

2️⃣ Bệnh viêm phế quản có nguy cơ tái phát cao

Trẻ em rất dễ mắc và tái phát viêm phế quản, thậm chí nhiều trẻ có thể mắc bệnh 3-5 lần/năm. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa Thu – Đông, Đông – Xuân hoặc khi thời tiết diễn biến thất thường, tỷ lệ trẻ mắc hoặc tái phát bệnh tăng vọt. Nhóm trẻ sinh non; trẻ hay mắc bệnh về hô hấp; trẻ biếng ăn, còi xương suy dinh dưỡng; hoặc trẻ có đề kháng kém…là nhóm đối tượng có nguy cơ tái phát bệnh rất cao. 

 

3️⃣ Viêm phế quản là bệnh có khả năng lây nhiễm cao

Rất nhiều bậc cha mẹ không biết liệu viêm phế quản có lây không? Các chuyên gia cho biết, đây là bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Nguyên nhân gây lây nhiễm là do 80-90% tác nhân gây viêm phế quản là do virus, trong đó, chủ yếu là do virus hợp bào hô hấp (RSV). Đây là loại virus có khả năng phát tán và lây truyền bệnh rất cao.

 

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có thể lây lan thông qua 2 con đường

Lây truyền trực tiếp từ người qua người thông qua tiếp xúc

Người bình thường có thể bị lây thông qua dịch tiết đường hô hấp khi tiếp xúc với người bị bệnh. Các hình thức tiếp xúc có thể là bắt tay, hút vào khi đang nói chuyện với người bị bệnh, hoặc khi người bệnh ho, hắt hơi…

 

Lây truyền gián tiếp từ vật qua người thông qua các vật dụng

Virus có khả năng sống sót lên tới vài giờ trên các vật dụng như đồ chơi, quần áo, mặt bàn, bát, chén….Người khỏe mạnh vô tình để miệng, mũi hay mắt chạm vào vật bị nhiễm virus của người bệnh thì có thể sẽ bị lây nhiễm.

 

4️⃣ Viêm phế quản rất nhanh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm

Do đường thở của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ngắn và hẹp, lại cộng thêm hệ miễn dịch thụ động, yếu kém nên khi bị virus, vi khuẩn tấn công gây, tình trạng bệnh của trẻ sẽ rất nhanh tiến triển nặng, các ổ viêm nhiễm rất nhanh sẽ lây lan sang các khu vực khác gây nên các bệnh viêm phổi, áp xe phổi, suy hô hấp…

 

CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM HIỆN NAY?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ từ những phương pháp dân gian cho tới hiện đại tùy thuộc theo thể trạng và tình trạng của trẻ. 

Trên thực tế, trẻ bị viêm phế quản do nhiều nguyên nhân khác nhau: Virus, vi khuẩn, do môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, tắm sai cách, nhiễm lạnh bởi điều hòa…Trong đó, có tới 80-90% nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus gây nên. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ rất quan trọng, sẽ giúp việc điều trị đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu điều trị sai hướng, bệnh của trẻ sẽ càng nặng và khó lường hơn. 

3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN PHỔ BIẾN Ở TRẺ – ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM. 

Hiện nay, có 3 phương pháp chính được sử dụng trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em gồm: Tây Y, Đông y và phương pháp dân gian. 

 

Điều trị viêm phế quản bằng Tây Y

Thường là kháng sinh kết hợp với các sản phẩm giảm ho, long đờm, giãn phế quản.. để giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

 

Ưu điểm

– Mạnh về tác dụng
– Sử dụng đơn giản, thuận tiện
– Hiệu quả cao với những trường hợp cấp tính như sốt, ho nhiều, khó thở…

 

Nhược điểm

– Kháng sinh không có tác dụng với viêm phế quản do virus. 
– Nhiều tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng, suy giảm miễn dịch, hại gan, thận…
– Lạm dụng thuốc sẽ dẫn tới nhờn thuốc, kháng kháng sinh, bệnh dễ tái phát trở lại, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh về sau.

 

Điều trị viêm phế quản bằng mẹo Dân gian

Chủ yếu sử dụng các bài thuốc dân gian, các nguyên liệu như củ cải trắng, gừng, mật ong…để chữa bệnh. 

Ưu điểm

– Nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện.
– Chi phí thấp
– An toàn với trẻ em

 

Nhược điểm

– Mất nhiều thời gian và công sức để thực hiện
– Hiệu quả mang lại không cao
– Có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho, đờm nhưng không xử lý được tận gốc bệnh. 

 

Điều trị viêm phế quản bằng Đông Y

Chú trọng sử dụng thảo dược thiên nhiên, các bài thuốc quý, phương thuốc hay để tác động vào nguyên nhân gây bệnh

Ưu điểm

– Thành phần an toàn, lành tính.
– Giúp giảm nhanh triệu chứng
– Tác động vào nguyên căn gây bệnh. 
– Ít tác dụng phụ hơn. 

 

Nhược điểm

– Tác dụng chậm, sắc thuốc phức tạp.
– Khi sử dụng trực tiếp các dược liệu thô sẽ không loại bỏ được các tạp chất và những hoạt chất không có tác dụng chữa bệnh. 

 

 

Từ bảng so sánh các phương pháp điều trị viêm phế quản cho trẻ em trên đây, có thể thấy điều trị viêm phế quản cho trẻ em bằng Đông y là phương pháp tối ưu nhất. Phương pháp này vừa có thể giảm nhanh triệu chứng vừa giúp xử lý được nguyên căn gây bệnh theo cơ chế an toàn, và ít gây tác dụng bất lợi đến sức khỏe trẻ nhỏ. 

Đây cũng là lý do bác sĩ Hoàng Sầm cùng đội ngũ GS-PGS tại Viện Y học Bản địa Việt Nam không ngừng nghiên cứu và tìm ra các loại thảo dược quý có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

 

MỘT SỐ THẢO DƯỢC HIỆU QUẢ VỚI VIÊM PHẾ QUẢN

CÚC LỤC LĂNG

Cúc lục lăng không chỉ nổi tiếng trong các dược điển Trung Quốc mà còn là loại cây quý giúp chữa bệnh cho đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc mỗi khi trái gió trở trời. Đặc biệt, trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy cúc lục lăng có chứa 3 axit dicaffeoylquinic, có khả năng kháng virus cực mạnh, đứng thứ 2 trong các thảo dược kháng virus điều trị viêm phế quản, viêm phổi do virus duy nhất được chấp nhận) nhưng lại có độ an toàn cao hơn. Ngoài ra, Cúc lục lăng còn có khả năng kháng viêm trên mô hình viêm cấp và mãn tính. 

BÁCH HỢP

Bách hợp còn được gọi là cây tỏi rừng. Là thảo dược có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, trừ ho, ho ra máu, đau rát cổ họng, giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản, thần kinh suy nhược, an thần…

 

BẠCH THƯỢC

Thảo dược bạch thược được các chuyên gia đánh giá rất cao về tác dụng bổ huyết, tiêu sưng, giảm viêm, làm dịu cơn ho, giảm đau tức. Tác dụng của loài cây này mang lại ý nghĩa rất lớn cho bệnh nhân bị ho, đờm, khò khè đau tức ngực. 

 

HUYỀN SÂM

Huyền sâm giúp giải độc, hạ sốt, tăng sức đề kháng. Dùng để giảm đau, sưng, viêm các bệnh về đường hô hấp

 

BỐI MẪU

Bối mẫu có tác dụng rất tốt trong việc tiêu đờm, thường được dùng trong trường hợp trẻ bị đờm ho, viêm phổi, rát họng, sưng tấy…

Sử dụng thảo dược hoặc các chế phẩm chiết xuất từ thảo được xem là biện pháp an toàn nhất giúp trẻ THOÁT viêm phế quản hoàn toàn, không lo tái phát bệnh. Tuy nhiên, để việc sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến và có sự hướng dẫn của chuyên gia. 
📞 Liên hệ hotline/Zalo 083.283.1133
☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN VÀO BẢNG DƯỚI ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN




    Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

    Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

    Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

    Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.