Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó, chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ em. Đây là nhóm đối tượng rất đáng lo ngại vì khả năng mắc và tái phát viêm phế quản rất cao, đồng thời bệnh cũng rất dễ tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng trẻ. 

Vậy, viêm phế quản ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng An Phế Kids tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí lớn đến phối. Các đường dẫn này gọi là phế quản và thường phổ biến với trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Viêm phế quản khiến đường hô hấp bị viêm, sưng lên và bị dịch nhầy làm tắc khiến trẻ đau rát họng, ho, ho có đờm, xuất hiện tình trạng khò khè khó thở. 

Phân loại viêm phế quản ở trẻ: Có 2 loại: Cấp tính và Mãn tính.

Kiến thức chung về viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị an toàn - viêm phế quản cấp và mãn tính
viêm phế quản cấp và mãn tính
  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn khiến cho đường hô hấp trong phổi bị sưng lên và đầy chất nhầy. Nó còn được gọi là cảm lạnh ngực, thường kéo dài các cơn ho trong nhiều tuần.
  • Viêm phế quản mạn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản khiến trẻ ho khạc lâu ngày. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính. có thể kéo dài hàng tháng hoặc qua năm này, năm khác.

Triệu chứng gây viêm phế quản ở trẻ em

Kiến thức chung về viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị an toàn - triệu chứng viêm phế quản

👉 Đối với viêm phế quản cấp tính: Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng giống như bị cảm lạnh: Nhức đầu nhẹ, cơ thể đau nhức, các cơn ho sẽ dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết

👉 Đối với viêm phế quản mạn tính: Các triệu chứng trên có thể tiến triển xấu đi, trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn tính. 

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ

📌 Virus: Gồm các loại virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus parainfluenza, virus adeno, virus sởi.

📌 Vi khuẩn: Bao gồm phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae), liên cầu khuẩn…

📌 Sức đề kháng yếu: Trẻ sinh non, dùng kháng sinh nhiều lần.

📌 Hen suyễn: Gia đình có tiền sử bị hen suyễn.

📌 Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm: Thường xuyên hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, hơi độc hoặc sống trong môi trường ẩm ướt, nấm mốc…

📌 Tắm sai cách cho trẻ.

📌 Cho trẻ nằm điều hòa, máy lạnh thường xuyên.

Viêm phế quản có lây không? 

Câu trả lời là CÓ. Viêm phế quản lây truyền theo 2 cơ chế chính:

1️⃣ Lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc 2️⃣ Lây gián tiếp từ vật sang người thông qua các vật dụng chung
Người bình thường có thể bị lây thông qua dịch tiết đường hô hấp khi tiếp xúc với người bị bệnh. Các hình thức tiếp xúc có thể là bắt tay, hút vào khi đang nói chuyện với người bị bệnh, hoặc khi người bệnh ho, hắt hơi… Virus có khả năng sống sót lên tới vài giờ trên các vật dụng như đồ chơi, quần áo, mặt bàn, bát, chén….Người khỏe mạnh vô tình để miệng, mũi hay mắt chạm vào vật bị nhiễm virus của người bệnh thì có thể sẽ bị lây nhiễm. 

Trẻ nào dễ mắc viêm phế quản hơn các trẻ khác?

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, những trẻ dễ mắc viêm phế quản hơn các trẻ khác gồm:

Kiến thức chung về viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị an toàn - Đối tượng dễ mắc viêm phế quản
  • Trẻ bị béo phì
  • Trẻ bị dị ứng đường hô hấp: Dị ứng phấn hoa, lông chó mèo, bụi nhà…
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Trẻ sống trong ngôi nhà có độ ẩm cao, nhiều nấm mốc xuất hiện. 

Cảnh báo những biến chứng viêm phế quản mẹ cần hết sức lưu ý

Trẻ bị viêm phế quản thường ho nhiều, ho dai dẳng có kèm theo đờm dãi, nhất là lúc về đêm sẽ khiến trẻ mất ngủ, biếng ăn, quấy khóc, nặng hơn có thể gây ngưng thở khi ngủ. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách Viêm phế quản sẽ tiến triển thành mãn tính và gây nhiều biến chứng trầm trọng hơn:

Kiến thức chung về viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị an toàn - biến chứng của viêm phế quản
  • Gây giãn phế quản: Khi bị viêm phế quản cấp, phế quản suy yếu khiến việc tăng tiết dịch nhầy và nhiễm khuẩn ngày càng nặng gây giãn phế quản. 
  • Viêm phế quản mạn tính: Tình trạng viêm phế quản tái phát nhiều lần sẽ tiến triển thành mãn tính rất khó điều trị và ảnh hưởng nhiều đến tiến trình phát triển của trẻ. 
  • Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Các vi khuẩn gây hoại tử vùng biểu mô dẫn đến lòng phế quản bị tắc nghẽn bởi tổ chức xơ. 
  • Hen phế quản. Nếu để tình trạng viêm phế quản cấp kéo dài, bệnh sẽ ngày càng nặng. Bệnh nhân ho nhiều không dứt sẽ dẫn đến các cơn hen. 
  • Viêm phổi: Niêm mạc phế quản bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mạnh hơn và gây tổn thương đến các tổ chức xung quanh phổi. 
  • Áp xe phổi (Nhiễm trùng phổi). Tình trạng viêm đường ống phế quản kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào phổi, gây viêm nhiễm tạo thành những ổ nhiễm trùng, có thể có mủ. Bệnh áp xe phổi là biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể gây hoại tử và nhiễm trùng ở phổi và dẫn đến tử vong.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Cha mẹ cần chú ý, khi bé có các biểu hiện dấu hiệu sau thì cần cho bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Các cơn ho trở nên tồi tệ hơn
  • Sốt cao  hơn 39°C
  • Thở khò khè, khó thở
  • Hít thở nhanh hơn bình thường
  • Ho ra máu
  • Bị chảy nước dãi hoặc có biểu hiện khó nuốt
  • Tỏ ra lo lắng, kích động
  • Mệt mỏi quá mức
  • Mũi, miệng hoặc móng tay chuyển màu xám hoặc xanh
  • Có dấu hiệu mất nước (môi, lưỡi khô), không đi tiểu trong nhiều giờ.

Trẻ bị viêm phế quản có nên uống kháng sinh không?

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy (Trưởng bộ môn nhi Đại học Y Hà Nội), Trẻ bị viêm phế quản, 80-90% nguyên nhân ban đầu là do nhiễm virus gây nên. Trong khi đó, kháng sinh hoàn toàn vô dụng với virus. Dùng kháng sinh trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản do virus gây ra sẽ không có tác dụng, ngược lại còn gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh phải kể đến như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo gánh nặng cho gan, thân, tủy răng, mô sụn…Không những thế, tình trạng lạm dụng kháng sinh không cần thiết có thể gây nên hiện tượng kháng kháng sinh, lờn thuốc.

❎❎ Lưu ý: Chỉ cho trẻ uống kháng sinh điều trị viêm phế quản nếu được bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, các trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc long đờm, giảm ho, giãn phế quản, thuốc kháng virus…cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh cho trẻ dùng. Đặc biệt, khi dùng kháng sinh, phải thường xuyên theo dõi các biểu hiện của trẻ.

An Phế Kids – sản phẩm thảo dược dành cho trẻ bị viêm phế quản

Theo PGS-TS Phùng Hòa Bình – Trưởng bộ môn Dược cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội:

Trường hợp trẻ bị viêm phế quản hay tái phát nên chuyển sang Đông Y lành hơn, an toàn hơn, bởi vì thảo dược lành tính, ít tác dụng bất lợi hơn so với Tân dược. Người ta dùng các thuốc giảm ho, long đờm của Đông Y một cách nhẹ nhàng, có thể can thiệp vào sâu nguyên nhân và nếu dùng một cách hợp lý thì hiệu quả rất cao

Đáng chú ý phải kể đến An Phế Kids – Loại siro thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị tốt cho trẻ bị viêm phế quản cấp và mạn tính.

Theo Bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, thành phần trong An Phế Kids 100% đều là thảo dược tự nhiên, trong đó nổi bật nhất là bài thuốc cổ phương “Bách hợp cố kim thang” và thảo dược Cúc lục lăng.

Kiến thức chung về viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị an toàn - an phế kids

Sự kết hợp đặc biệt này giúp An Phế Kids giúp kháng virus – là nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản ở trẻ. Ngoài ra, sản phẩm cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, khò khè và bồi bổ phế âm, giúp đường thở thông thoáng, làm lành các tổn thương niêm mạc phế quản, giúp phục hồi chức năng phế quản và giảm tái phát.

Cơ chế tác động của dược liệu trong an phế kids
Sơ đồ cơ chế tác động của dược liệu trong An Phế Kids

💢💢Cách dùng:

  • Trẻ em 6 tháng -24 tháng tuổi: 10ml/lần x 1 lần/ngày
  • Trẻ 2 -9 tuổi: 10ml/lần x2-3 lần/ngày.
  • Trẻ trên 9 tuổi: 10ml/lần x 3-4 lần/ngày

☘☘☘ Với trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp tính, nên cho trẻ dùng An Phế Kids càng sớm càng tốt để ức chế sự sao chép và phát triển của virus gây bệnh, ngăn chặn nguy cơ phát triển viêm phế quản nặng hơn.

☘☘☘ Với trường hợp trẻ bị viêm phế mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, nên cho trẻ dùng An Phế Kids theo liệu trình: TĂNG CƯỜNG – CỦNG CỐ – DUY TRÌ để xử lý viêm phế quản triệt để, ngăn tái phát và củng cố vững chắc hệ thống miễn dịch đường hô hấp.

Cần tư vấn về Viêm Phế Quản ở trẻ, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền đầy đủ thông tin trong bảng dưới đây. Chuyên gia sẽ liên hệ và giải đáp thắc mắc cho các mẹ!

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.