Viêm phế quản phổi là bệnh nhiễm đường hô hấp nặng, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với mức độ nguy hiểm cao. Theo thống kê, mỗi năm trên Thế Giới có khoảng 4-5 triệu trẻ em tử vong vì viêm phế quản phổi. 

Click để xem => Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em: Những dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc bệnh

Chuyên gia khuyến cáo: Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm. 

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương cấp diễn, lan tỏa cả phế nang, phế quản lẫn các mô kẽ. Tình trạng viêm nhiễm khiến các phế nang chứa nhiều mủ và dịch nhầy, gây khó khăn cho việc trao đổi khí ở phổi. 

Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không - Ảnh 2

Viêm phế quản phổi gây ra hàng loạt các vấn đề về hô hấp. 

Trẻ bị viêm phế quản phổi thường có các triệu chứng bất thường như:

  • Thở nhanh (so với độ tuổi)
  • Thở khò khè
  • Thở rút lõm lồng ngực
  • Ho
  • Sốt cao
  • Nghẹt mũi
  • Buồn nôn, nôn
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Ngực đau, bụng đau
  • Bú kém, biếng ăn, mất nước
  • Ngủ li bì, hay quấy khóc, lười hoạt động
  • Viêm phế quản phổi ở thể nặng, trẻ có thể kèm theo tím tái môi, móng tay chân…

Viêm phế quản phổi nhanh diễn tiến nặng và dễ gây biến chứng nghiêm trọng. 

Các chuyên gia khuyến cáo, viêm phế quản phổi là dạng bệnh tiến triển nhanh, thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh tiến triển rất nhanh, biến chứng nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Viêm phế quản phổi có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng huyết
  • Tràn mủ màng phổi
  • Viêm màng não
  • Hội chứng suy hô hấp
  • Trụy tim, tràn dịch màng tim.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng rất dễ mắc viêm phế quản phổi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ thống hô hấp chưa phát triển toàn diện, đường thở không chỉ nhỏ hẹp mà còn mềm yếu nên rất nhạy cảm. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch kém nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Tình trạng viêm nhiễm sẽ kéo dài và trầm trọng hơn rất nhiều so với trẻ lớn hoặc người lớn. 

Ngoài ra, những trẻ có một hoặc nhiều yếu tố thuận lợi dưới đây thường dễ mắc viêm phế quản phổi hơn những trẻ khác:

  • Trẻ sinh non, trẻ dưới 1 tuổi, trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
  • Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh về tim-phổi hoặc trẻ đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như sởi, cảm lạnh, cảm cúm…
  • Trẻ còi xương suy dinh dưỡng, trẻ có cơ địa yếu
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, khói bụi độc hại, sống tại nơi ẩm mốc…
Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không - Ảnh 3

Trẻ bị viêm phế quản phổi có thể khỏi hẳn bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài sẽ rất nhanh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi hoặc khi chuyển lạnh đột ngột là điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn phát triển gây viêm phế quản phổi cho trẻ. Nhiều trẻ thậm chí có thể tái phát bệnh, do đó cha mẹ không nên chủ quan. 

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ của An Phế Kids để được tư vấn hỗ trợ và chẩn đoán kịp thời. 

📞 Hotline/Zalo 0942901133

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.