Trẻ bị béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa của trẻ có thể làm giảm sự hoạt động của hệ hô hấp và hạn chế luồng khí, chính vì vậy, những trẻ thừa cân béo phì thường có nguy cơ cao xuất hiện viêm phế quản.
Trẻ bị dị ứng đường hô hấp: Các trường hợp dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật…cho thấy cơ địa của trẻ rất nhạy cảm làm tăng tính phản ứng thái quá của phế quản. Do đó trẻ dễ bị viêm phế quản hơn các trẻ khác.
Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khói thuốc lá có tới hơn 4.000 chất độc hại gây viêm các tế bào lông chuyển đường hô hấp. Trẻ nếu tiếp xúc với khói thuốc lá quá sớm và thường xuyên sẽ có nguy cơ cao bị viêm phế quản mãn tính.
Trẻ sống trong môi trường nấm mốc, độ ẩm cao: Những không gian sống chật chội, bí bách, độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Trẻ sống trong những môi trường này rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp và dễ mắc viêm phế quản.
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.