Viêm phế quản và viêm phổi là hai bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do có những triệu chứng tương đối giống nhau nên nhiều bậc cha mẹ dễ bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, trong bài viết này, An Phế Kids sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bệnh và biết cách phân biệt viêm phế quản và viêm phổi ở trẻ.

1. Những định nghĩa về viêm phế quản và viêm phổi mẹ nhất định phải biết

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản bệnh học là tình trạng các ống phế quản bị viêm nhiễm, niêm mạc phế quản bị sung huyết, phù nề, các biểu mô bị bong và xuất tiết nhiều tạo thành đờm. Lúc này, lòng phế quản bị phù nề kèm theo dịch đờm tiết ra nhiều dẫn đến chít hẹp và bít tắc lòng phế quản, khiến trẻ hô hấp khó khăn, thường ho nhiều, ho có đờm, khò khè, khó thở.

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi bệnh học là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi do các nguyên nhân chính là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. 

2. Điểm giống nhau của bệnh viêm phế quản và viêm phổi trẻ em

Chuyên gia lý giải, viêm phế quản và viêm phổi đều là những bệnh lý về đường hô hấp dưới rất hay gặp ở trẻ em, 2 bệnh này có một số điểm giống nhau các mẹ cần lưu ý như sau:

  • Giống nhau về đối tượng mắc bệnh: Cả viêm phế quản và viêm phổi đều là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ có đề kháng yếu, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, còi xương…
  • Giống nhau về triệu chứng bệnh: Sốt, ho khan, ho có đờm, khò khè, khó thở. sổ mũi đều là những triệu chứng xuất hiện nếu trẻ bị viêm phế quản hoặc bị viêm phổi. Đây cũng là những dấu hiệu khiến nhiều bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn, dẫn đến việc chẩn đoán điều trị và chăm sóc sai phương pháp. Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh còn kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, quấy khóc, lười bú, biếng ăn…Click để xem thêm ==> 3 việc cha mẹ cần làm khi trẻ bị ho đờm, thở khò khè
  • Giống nhau về thời điểm mắc bệnh: Trẻ có thể mắc viêm phế quản hoặc viêm phổi ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thời điểm được xem là “mùa bệnh” là khi giao mùa, khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Tại Việt Nam, mùa đông và mùa xuân là giai đoạn trẻ mắc bệnh nhiều nhất. 
  • Giống nhau về khả năng lây nhiễm: Cả viêm phổi và viêm phế quản đều là bệnh lây nhiễm, có thể lây lan theo con đường trực tiếp (từ người sang người) hoặc gián tiếp (từ vật qua người). Vào thời điểm “mùa bệnh”, hai bệnh này thậm chí có thể bùng phát thành dịch. 
Làm cách nào để mẹ phân biệt bệnh viêm phế quản và viêm phổi ở trẻ em - ảnh 2
Sự giống và khác nhau về triệu chứng của bệnh viêm phế quản và viêm phổi

3. Điểm khác nhau giữa viêm phế quản và viêm phổi trẻ em.

Mặc dù viêm phế quản và viêm phổi có nhiều điểm giống nhau dễ gây nhầm lẫn, tuy nhiên cha mẹ có thể dựa vào một số yếu tố quan trọng như: Vị trí viêm, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng điển hình…để phân biệt rõ hai bệnh này.

Yếu tố phân biệtViêm phế quản trẻ emViêm phổi trẻ em
Vị trí bị viêmViêm nhiễm ở các ống phế quản (đường thở)Viêm nhiễm trùng bên trong phổi
Nguyên nhân gây bệnhNguyên nhân chính là do virus (80%) bao gồm các loại virus RSV, virus cúm, adenovirus…Các tác nhân khác: Khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, ô nhiễm môi trường…Nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây ra: Phế cầu khuẩn…
Các tác nhân khác: Nấm, ký sinh trùng, virus…
Triệu chứngViêm họng, nhức đầu, sổ mũi, sốt nhẹ, hơi ớn lạnh, khò khè, ho khan, ho đờm, ho nhiều về đêm…nhưng triệu chứng ở mức độ nhẹ hơn, diễn biến chậm hơn và kéo dài.
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 1-3 ngày đầu nhưng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì.
Bệnh viêm phế quản cấp thường kéo dài 7-10 ngày, nhưng ho có thể kéo dài trong nhiều tuần. 
Khi mới khởi phát có triệu chứng tương tự viêm phế quản. Nhưng sau đó triệu chứng rõ rệt và nặng hơn. Trẻ có thể sốt cao, nhức đầu, mồ hôi nhễ nhại, buồn nôn hoặc tiêu chảy, đau tức ngực khi ho hoặc thở sâu, mặt tím tái, hít vào thở ra khó khăn hơn, co rút lồng ngực, co kéo cơ liên sườn, cánh mũi phập phồng.
trẻ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị viêm phế quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể tiến diễn nặng và dễ biến chứng thành viêm phổi. Nếu so với viêm phế quản thì viêm phổi được đánh giá là bệnh nghiêm trọng hơn. 

Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu khi phát hiện những triệu chứng bất thường của con, cha mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt để sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời. 

Cần tư vấn hỗ trợ chẩn đoán bệnh, vui lòng liên hệ:

📞 Hotline/Zalo 086 662 9559

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.