Ho đờm, thở khò khè là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn…Trong trường hợp này, cha mẹ cần có biện pháp xử lý, điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là 3 việc cha mẹ cần làm khi trẻ bị ho đờm, thở khò khè. 

1. Phát hiện trẻ ho đờm, thở khò khè nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. 

Trong bài viết “Trẻ ho đờm, thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?”, các chuyên gia đã lý giải hiện tượng ho đờm, thở khò khè ở trẻ nhỏ có thể do nhiều bệnh lý gây nên như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen suyễn, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan…Khi trẻ xuất hiện tình trạng ho đờm, khò khè khó thở kéo dài đồng nghĩa với việc bệnh tình của con đã trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. 

3 việc cha mẹ cần làm khi trẻ bị ho đờm, thở khò khè - Đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Trong quá trình thăm khám cho trẻ, bác sĩ sẽ trao đổi với cha mẹ về các triệu chứng lâm sàng cha mẹ quan sát được, kết hợp với các phương pháp kiểm tra, làm xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về bệnh và mức độ bệnh mà trẻ đang gặp phải. Từ chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Trường hợp trẻ ho đờm, thở khò khè  do viêm hô hấp nhẹ như viêm VA, viêm amidan, viêm mũi dị ứng…bác sĩ có thể kê đơn thuốc và cho trẻ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp trẻ ho đờm, thở khò khè ở mức độ nặng, rất có thể bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nội trú để tiện cho việc điều trị, theo dõi và phát hiện biến chứng kịp thời. 

2. Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng ho đờm, khò khè ở trẻ nhỏ cha mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định, cha mẹ nên áp dụng kết hợp một số biện pháp cải thiện tình trạng ho đờm, khò khè cho trẻ tại nhà sau đây:

Làm thông thoáng mũi cho trẻ: Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dùng máy hút mũi để làm thông thoáng mũi, loại bỏ bớt dịch nhầy trong mũi là cách giúp trẻ thông thoáng đường thở, giảm khò khè. 

Làm loãng đờm, sạch đờm trong cổ họng: Hướng dẫn trẻ cách súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ bớt dịch đờm vướng trong cổ họng, đồng thời làm sạch cổ họng, làm dịu cổ họng, giảm ho, ngứa rát họng. Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp vỗ rung long đờm, mẹo dân gian như mật ong, hẹ hấp đường phèn, lê hấp đường phèn, lá húng chanh, rau diếp cá…để làm loãng đờm, tiêu đờm, giảm ho, giảm ngứa rát họng, giúp làm dịu cổ họng cho trẻ. 

Hạ sốt cho trẻ: Một số trường hợp trẻ ho đờm, khò khè thường kèm theo sốt hoặc sốt nhẹ. Vì vậy, cha mẹ có thể sử dụng khăn mát chườm vào cổ, trán, bẹn, nách của trẻ để giảm thân nhiệt. 

Loại bỏ ho đờm, khò khè cho trẻ bằng sản phẩm thảo dược: Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thảo dược có tác dụng giảm ho, long đờm, giảm khò khè hiệu quả và an toàn dành cho trẻ nhỏ. Đứng đầu danh sách này không thể không nhắc đến siro An Phế Kids. Sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ này là cách rút ngắn thời gian điều trị để trẻ sớm khỏi bệnh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

3. Ghi nhớ chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ bị ho đờm, thở khò khè. 

Trẻ nhỏ bị ho đờm, khò khè cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh bình thường. Trong đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm về chế độ ăn uống, ngủ ngủ, hoạt động của con. 

  • Chế độ ăn uống: Cần đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn chế biến mềm và loãng để trẻ dễ ăn. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung các loại trái cây, rau củ, sữa chua để tăng sức đề kháng cơ thể. Cho trẻ uống nhiều nước, hoặc các loại nước trái cây, sữa để làm loãng đờm, giảm ho, giảm khó thở. 
  • Chế độ ngủ nghỉ: Trẻ bị ho đờm khò khè thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, người uể oải nên cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Lưu ý không gian phòng ngủ cần thoáng đãng, sạch sẽ, đảm bảo độ ấm cho trẻ khi ngủ.
  • Chế độ hoạt động: Khuyến khích trẻ vui chơi, hoạt động tay chân để nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng. Vận động cũng là cách giúp tống xuất đờm nhớt ra khỏi cơ thể, giúp trẻ khỏe mạnh, vui vẻ hơn. 
  • Một số lưu ý khác: Trẻ bị ho đờm, khò khè nên hạn chế tiếp xúc với trẻ khác để tránh nguy cơ lây nhiễm. Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo…

Trên đây là những lời khuyên Chuyên gia gửi đến các bậc cha mẹ có con đang bị ho đờm, khò khè. Hy vọng rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ thật tốt.

Nếu cha mẹ cần Chuyên gia hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về vấn đề ho đờm khò khè, vui lòng liên hệ:

📞 Hotline/Zalo 086 662 9559
☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.