Viêm phế quản là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em và có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như khả năng phát triển của trẻ về sau. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ bệnh lý viêm phế quản để có sự bảo vệ, chăm sóc và điều trị đúng cách.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRẺ EM.

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản (còn gọi là bệnh sưng cuống phổi) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc phế quản khiến các ống phế quản bị phù nề và tiết nhiều dịch nhầy làm cản trở sự lưu thông của không khí. 

Hình ảnh phế quản quản bị viêm

Viêm phế quản được thành 2 loại gồm viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn tính:

Viêm phế quản cấp

Rất hay gặp ở trẻ: Là tình trạng viêm nhiễm gây phù nề, bít tắc và tiết nhiều dịch nhầy trong lòng phế quản. Viêm phế quản cấp thường kéo dài trong một vài tuần. 

Viêm phế quản mãn tính

Ít gặp hơn ở trẻ em: Là tình trạng viêm nhiễm liên tục, lặp đi lặp lại trong thời gian vài tháng hoặc vài năm. Mức độ nghiêm trọng cao hơn so với viêm phế quản cấp tính.

2. Các yếu tố thuận lợi khiến viêm phế quản dễ hình thành.

  • Trẻ <1 tuổi, đối tượng này dễ mắc viêm phế quản, bệnh diễn biến nhanh và dễ trở nặng gây biến chứng do thời điểm này, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. 
  • Trẻ sinh non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh. 
  • Khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao…
  • Môi trường ô nhiễm: Khói thuốc lá, khói phương tiện giao thông, bụi bẩn, nhà ở ẩm thấp nấm mốc…
  • Nơi có điều kiện lây nhiễm cao như nhà trẻ, trường học, khu dân cư, khu vui chơi cho trẻ, gia đình đông thành viên…

3. Thời điểm dễ mắc viêm phế quản nhất trong năm

Trẻ có thể mắc viêm phế quản bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi hoặc khi trời trở lạnh. 

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, BIẾN CHỨNG VIÊM PHẾ QUẢN TRẺ EM.

1. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em

Virus: Chiếm 80-90% trường hợp viêm phế quản cấp ở trẻ em. Trong đó, chủ đạo là các loại virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus…

Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn…tuy nhiên, trường hợp trẻ mắc viêm phế quản do vi khuẩn hiếm gặp hơn so với virus. 

Các yếu tố khác: Trẻ mắc viêm phế quản còn do bầu không khí ô nhiễm, do đề kháng yếu, tắm sai cách hoặc do nằm điều hòa không hợp lý…

2. Những triệu chứng viêm phế quản mẹ cần biết.

Hơn 90% trẻ bị viêm phế quản xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

Ho: Trẻ ho tăng dần, các cơn ho dữ dội và liên tục, dạng ho nặng ngực và ho nhiều vào ban đêm (ở tư thế nằm ngửa)

Khạc đờm: Trẻ có thể ho kèm theo khạc đờm có màu trắng trong, màu vàng hoặc màu xanh. Trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể ho ra đờm màu nâu, mùi hôi, đặc sệt. 

Khò khè: Tiếng khò khè được mô tả có âm sắc trầm, nghe gần giống tiếng ngáy, có thể nghe thấy khi trẻ thở ra.

Trường hợp nặng, trẻ có thể khò khè khi thở ra và thở rít khi hít vào. Kèm theo đó là cảm giác khó thở. Ở những trẻ gầy, nhỏ có thể thấy rõ hiện tượng rút lõm lồng ngực. 

Sổ mũi, nghẹt mũi

Sốt nhẹ hoặc sốt cao.

 

Mệt mỏi, ớn lạnh

  • Ở giai đoạn đầu – giai đoạn viêm khô: Trẻ có thể sốt cao, mệt mỏi, xuất hiện triệu chứng khó thở nhẹ, ho khan, ho thành cơn về đêm. (kéo dài khoảng 3-4 ngày)
  • Ở giai đoạn sau – giai đoạn xuất tiết: Trẻ ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ, tiếng thở khò khè, thở rít rõ rệt hơn, sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, nhịp thở nhanh…

3. Những biến chứng viêm phế quản trẻ có thể gặp phải.

Viêm phế quản khiến trẻ ho nhiều, đặc biệt ho nhiều về đêm nên trẻ dễ quấy khóc, mất ngủ. Đờm nhiều và khò khè kéo dài có thể khiến trẻ ngừng thở khi ngủ. 

Những biến chứng điển hình ở trẻ bị viêm phế quản gồm:

  • Viêm phổi, áp xe phổi: Các ổ viêm nhiễm tại phế quản lan rộng và tấn công sâu vào phổi. Trong đó, viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ bị viêm phế quản. Ngoài ra, trẻ còn có thể
  • Hen phế quản: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ gây phù nề, bít tắc lòng phế quản khiến trẻ khó thở, khò khè nhiều và diễn tiến thành hen phế quản. 
  • Tiến triển thành viêm phế quản mãn tính: Viêm phế quản kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không được điều trị đúng cách sẽ chuyển biến thành dạng mãn tính. 
  • Các biến chứng khác: Viêm phế quản còn có thể diễn tiến thành giãn phế quản, ung thư phế quản hoặc gây suy hô hấp ở trẻ em. 

4. Viêm phế quản trẻ em có lây không?

Viêm phế quản là bệnh có thể lây nhiễm. Các chuyên gia cho biết, 80-90% nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus gây ra, các loại virus này có khả năng lây nhiễm rất cao, thậm chí có thể tạo thành dịch.

Viêm phế quản trẻ em có thể lây nhiễm thông qua 2 con đường tiếp xúc: Trực tiếp và gián tiếp. 

Lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp: Trẻ có thể lây nhiễm viêm phế quản từ người khác thông qua đường nước bọt trong quá trình nói chuyện, chơi đùa, thơm má, tiếp xúc với người bệnh. 

Lây gián tiếp từ vật sang người: Virus bám đậu trên các đồ vật và có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu mắt, mũi, miệng của trẻ tiếp xúc với các đồ vật như đồ chơi, cốc nước.. chứa virus này thì khả năng lây nhiễm rất cao. 

Các môi trường có khả năng lây nhiễm viêm phế quản cho trẻ chủ yếu là nơi đông người, nhà trẻ, trường hợp, khu vui chơi của trẻ em, gia đình đông người, gia đình có nhiều anh chị trong độ tuổi đi học…

ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN TRẺ EM ĐÚNG CÁCH. 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị viêm phế quản cho trẻ em. Trong đó, người ta tổng hợp và phân loại thành 4 phương pháp chính: Tây y; đông y; mẹo dân gian và phương pháp Đông – Tây y kết hợp. 

1. Điều trị viêm phế quản trẻ em bằng Tây y

Tây y chủ yếu sử dụng các loại tân dược nhằm tập trung điều trị triệu chứng cho trẻ: Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn thường là thuốc hạ sốt, giảm ho, thuốc long đờm, kháng sinh, thuốc giãn phế quản…

Ưu điểm Mạnh về tác dụng, xử lý nhanh các triệu chứng cấp tính. 

Sử dụng đơn giản, thuận tiện. 

Nhược điểm Kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản do virus. Trong khi đó, 80-90% nguyên nhân là do virus. 

Kháng sinh tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ: Kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, nóng trong…

Dùng nhiều thuốc có thể dẫn đến nhờn thuốc, bệnh dễ tái phát trở lại. 

Tư vấn miễn phí

2. Điều trị viêm phế quản trẻ em bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa, các mẹo dân gian thường được người dân sử dụng để chữa ho đờm, khò khè viêm phế quản cho trẻ, trong đó, nổi bật là mẹo dùng củ cải trắng; lá trầu không; quất; đường phèn; lê hấp đường phèn; lá húng chanh….

Ưu điểm Nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp, mức độ an toàn lành tính cao. 
Nhược điểm Áp dụng các mẹo dân gian khiến cha mẹ mất nhiều thời gian và công sức để thực hiện.

Mẹo dân gian chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không xử lý được gốc bệnh. Chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ và hiệu quả mang lại không cao. 

 

Tư vấn miễn phí

3. Điều trị viêm phế quản trẻ em bằng Đông y

Điều trị viêm phế quản cho trẻ bằng Đông y chú trọng việc sử dụng thảo dược hay các phương thuốc quý để điều trị. 

Ưu điểm Nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn, lành tính.

Giúp xử lý nhanh triệu chứng bệnh

Xử lý được nguyên căn gây bệnh, không để tái phát. 

Nhược điểm Dạng thuốc sắc uống có tác dụng chậm, quy trình sắc thuốc phức tạp

Khi sử dụng trực tiếp thảo dược, các dược liệu thô sẽ không loại bỏ được tạp chất và những hoạt chất không có tác dụng chữa bệnh. 

Tư vấn miễn phí

4. Điều trị viêm phế quản cho trẻ bằng Đông y kết hợp y học hiện đại

↗️↗️Sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại đã cho phép các nhà khoa học tại Viện Y học bản địa Việt Nam tiến hành chiết tách thành công các hoạt chất quý từ các loại thảo dược. Những hoạt chất này có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị viêm phế quản. Trong đó:

☘Các hoạt chất axit dicaffeoylquinic (DCA) chiết xuất từ cây CÚC LỤC LĂNG có khả năng bất hoạt virus và vi khuẩn gây viêm phế quản, giúp loại bỏ 80-90% nguyên nhân gây bệnh ngay trong những giờ đầu tiên. Ngoài ra, hỗn hợp các flavonoid từ cây Cúc lục lăng còn được đánh giá có khả năng kháng viêm hữu hiệu, cả viêm cấp và mãn tính.

☘Trong các thảo dược: Bách hợp, bạch thược, bối mẫu, mạch môn chứa nhiều hoạt chất quý có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, giảm đau rát cổ họng, giảm đau-sưng-viêm các bệnh đường hô hấp. 

☘Nhiều dưỡng chất quan trọng được tìm thấy trong thảo dược huyền sâm, thục địa có khả năng bổ huyết, kháng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

💝💝Việc áp dụng liệu pháp Đông y kết hợp y học hiện đại đã cho ra đời nhiều sản phẩm ưu việt, không chỉ mang lại hiệu quả cao trong điều trị mà còn khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp trên:

✅ Hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ do sử dụng thuốc quá liều. 

✅Điều trị viêm phế quản bằng nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao, lành tính, phù hợp với thể trạng non nớt của trẻ. 

✅Hiệu quả toàn diện: Vừa giảm nhanh triệu chứng ho đờm, khò khè, sổ mũi vừa xử lý được tận gốc viêm phế quản do virus gây ra. 

✅Sản phẩm tiện lợi, có thể sử dụng ngay mà không cần sắc thuốc, tốn thời gian. 

✅Chiết tách những hoạt chất quý có tác dụng chữa bệnh, đồng thời giúp loại bỏ những tạp chất và những hoạt chất không có tác dụng chữa bệnh. 

Xem thêm về sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị viêm phế quản trẻ em👉👉 An Phế Kids  👈👈

Tư vấn miễn phí

CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ BỊ VIÊM PHẾ QUẢN. 

1. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản.

  • Cho trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc các loại nước trái cây tùy theo độ tuổi của trẻ. Uống nước có tác dụng hạ sốt, giảm tắc nghẽn xung huyết, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, làm loãng đờm giúp tống xuất đờm nhớt ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn…
  • Hạ sốt cho trẻ: Ngoài việc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn, nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước sau đó lau ở cổ, 2 bên cách, bẹn của trẻ. 
  • Luôn để trẻ trong môi trường sạch sẽ, trong lành, tránh xa nơi có khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá…
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ hút mũi họng chuyên dụng để loại bỏ bớt đờm dãi, giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn. 
  • Kê cao đầu khi ngủ: Tình trạng viêm phế quản sản sinh ra nhiều đờm nhớt, khi trẻ ngủ, đờm nhớt sẽ tích tụ nhiều trong cổ họng, khoang mũi khiến trẻ khò khè nghẹt mũi, dẫn đến tình trạng khó ngủ. Vì vậy, nên kê cao đầu khi ngủ để trẻ dễ ngủ hơn.

2. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Những thực phẩm trẻ viêm phế quản nên ăn gồm:

  • Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, đậu, sữa và các chế phẩm làm từ sữa…giúp duy trì trạng thái hoạt động bền bỉ của cơ thể, tăng cường miễn dịch chống lại sự tấn công của các tác nhân bên ngoài. 
  • Rau xanh, hoa quả tươi như súp lơ, cà rốt, bí ngô, rau cảnh xanh, dâu tây, kiwi…cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và cải thiện tình trạng viêm phế quản của trẻ. 
  • Nước lọc và các loại nước trái cây giúp cải thiện tình trạng ho đờm, khò khè, sốt cao ở trẻ viêm phế quản. 

Những thực phẩm trẻ viêm phế quản không nên ăn:

Gồm các loại thức ăn nhiều đường, muối, thức ăn cay nóng, chua chát, đồ ăn nhiều dầu mỡ chất béo…

Trẻ bị viêm phế quản nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ sớm khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách, viêm phế quản của trẻ sẽ tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan!

[Video] Viêm phế quản cấp và những hậu quả khó lường!

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của chúng tôi để được hỗ trợ. 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ – VUI LÒNG LIÊN HỆ

📞 Hotline/Zalo 0942 901 133

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.