Giao mùa hoặc khi thời tiết trở lạnh được xem là thời điểm bùng nổ viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đáng lưu tâm, bệnh viêm phế quản có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. 

Click để xem thêm => Trẻ ho đờm nhưng không sốt là bệnh gì? Có chữa được không?

1. Thực trạng bệnh viêm phế quản ở trẻ em hiện nay. 

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc phế quản khiến thành phế quản dày lên, dịch tiết nhiều hơn gây chít hẹp và bít tắc lòng phế quản.

Khi bị viêm phế quản ở giai đoạn đầu, trẻ thường có các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên về sau, khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ khiến trẻ ho nhiều, ho có đờm, đờm có thể màu trắng trong, màu vàng hoặc màu xanh, kèm theo triệu chứng khò khè, khó thở, thậm chí có thể sốt cao. 

Mặc dù là căn bệnh phổ biến ai cũng có thể mắc phải, nhưng bệnh càng trở nên nguy hiểm và khó lường hơn ở nhóm đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do nhóm đối tượng này vốn có cơ quan hô hấp chưa phát triển toàn diện, hệ thống phế quản còn nhỏ và mềm nên rất dễ bị viêm nhiễm, khi bị viêm nhiễm sẽ rất nhanh tiến triển nặng. 

Theo thống kê tại Việt Nam, viêm phế quản là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh dễ bùng phát vào thời điểm giao mùa, khi trời trở lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Vào mùa nắng nóng, trẻ vẫn có thể mắc viêm phế quản nếu tắm sai cách hoặc cha mẹ sử dụng điều hòa không hợp lý. 

Ước tính rằng trung bình mỗi đứa trẻ có thể mắc viêm phế quản ít nhất một lần trong đời. Những trẻ sinh non, trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ còi xương suy dinh dưỡng, trẻ sẵn bệnh nền về tim-phổi có thể tái phát viêm phế quản 3-5 lần/năm. 

2. Viêm phế quản tái phát ở trẻ em: Đối phó như thế nào?

Kết hợp phác đồ điều trị với chế độ chăm sóc đặc biệt không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm phế quản ở trẻ em mà còn hạn chế tối đa khả năng tái phát bệnh mỗi khi trái gió trở trời. 

Tuân thủ phác đồ điều trị viêm phế quản trẻ em. 

Trẻ bị viêm phế quản thường có các triệu chứng đặc trưng như ho, đờm, khò khè, sổ mũi, khó thở. Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cha mẹ cần kết nối ngay với bác sĩ theo 2 cách sau:

  • Cách 1- trực tiếp: Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám trực tiếp. 
  • Cách 2 – gián tiếp: Liên hệ ngay với bác sĩ của An Phế Kids để được khám viêm phế quản trực tuyến miễn phí, vừa thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí khám bệnh vừa tránh được nỗi lo mùa dịch bệnh hoành hành như hiện nay. 

Sau khi thăm khám và xác định rõ tình hình bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Cha mẹ đặc biệt lưu ý: Cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị viêm phế quản của bác sĩ, không tự ý mua thuốc, tự ý cho bé uống thuốc mà không có chỉ định cụ thể. 

Chủ động phòng bệnh và xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ viêm phế quản. 

Bên cạnh việc uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể kết hợp chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ sớm khỏi bệnh, đồng thời giúp tăng đề kháng để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại. 

Về chế độ dinh dưỡng: 

  • Chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ ăn dễ nuốt. Cha mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn để trẻ ăn được nhiều hơn. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Bao gồm các loại nước lọc, sữa, nước trái cây, nước rau củ…giúp tăng cường vitamin và khoáng chất, từ đó tăng đề kháng cho trẻ. 
  • Cho trẻ sử dụng kết hợp các sản phẩm từ thảo dược để giảm nhanh các triệu chứng và giảm tái phát viêm phế quản. 

Về vấn đề vệ sinh:

  • Vệ sinh thân thể trẻ, đặc biệt là các vùng mũi hầu họng: Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ hút mũi chuyên dụng để làm thông thoáng đường thở. Tạo cho trẻ thói quen súc họng hằng ngày…
  • Vệ sinh đồ vật, không gian: Cần vệ sinh thường xuyên các đồ vật trẻ hay chơi, chăn ga gối giặt phơi sạch sẽ, phòng ngủ của trẻ cần đảm bảo thoáng và sạch. Cha mẹ trước khi tiếp xúc với trẻ cũng cần đảm bảo sạch sẽ.
Cách đối phó với viêm phế quản tái phát ở trẻ em - Ảnh 3

Những điều cần tránh:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang gặp các vấn đề về hô hấp. Nếu trẻ ốm, nên chăm sóc trẻ tại nhà, không để trẻ đi nhà trẻ hoặc đi học vì đây là môi trường có khả năng lây nhiễm cao. 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi, không hút thuốc lá gần trẻ. Khi đi ra ngoài cần trang bị khẩu trang, đảm bảo thoáng mát mùa hè và ấm áp mùa đông…

Trẻ có thể mắc viêm phế quản bất cứ lúc nào, thậm chí trẻ bị cảm lạnh cũng có thể tiến triển thành viêm phế quản. Chính vì vậy cha mẹ cần có sự chủ động phòng ngừa và chăm sóc trẻ thật tốt để sức khỏe của trẻ ngày một tốt hơn. 

Nếu cần tư vấn hỗ trợ bởi chuyên gia, vui lòng liên hệ:

📞 Hotline/Zalo 0942901133

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.