Viêm tiểu phế quản trẻ em có khả năng bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là khi trời trở lạnh. Đáng lo ngại, bệnh rất dễ tái đi tái lại, dễ gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được phòng và điều trị đúng cách.
Click để tìm hiểu thêm => Cách đối phó với viêm phế quản tái phát ở trẻ em.
1. Tại sao khi trời lạnh, trẻ dễ mắc viêm tiểu phế quản?
Tại Việt Nam, thời tiết trở lạnh là một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh viêm tiểu phế quản bùng phát. Trên thực tế, khi trời trở lạnh, thời tiết nắng mưa thất thường cùng với môi trường ô nhiễm là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển và tấn công gây bệnh cho con người.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em là do virus, trong đó, virus hợp bào hô hấp (RSV) chiếm 30-50% các trường hợp mắc bệnh. Điểm khiến các chuyên gia lo sợ chính là khả năng lây lan của loại virus này rất mạnh. Nếu ở trẻ lớn và người lớn, virus RSV chỉ gây bệnh ở mức độ nhẹ như cảm cúm, cảm lạnh thì ở trẻ dưới 2 tuổi, loại virus này có thể tác động gây nên bệnh ở thể nặng là viêm tiểu phế quản.
Như vậy, có thể thấy thời tiết chuyển lạnh là yếu tố thuận lợi giúp các loại virus (nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản) bùng phát mạnh và dễ dàng lây lan thông qua giọt bắn của người bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người khỏe mạnh. Vì vậy, vào thời điểm này, trẻ rất dễ mắc viêm tiểu phế quản, số lượng bệnh nhi viêm tiểu phế quản tại các bệnh viện cũng tăng vọt.
2. Mách mẹ cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ khi trời lạnh.
Để phòng tránh viêm tiểu phế quản cho trẻ khi trời lạnh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Trong thời gian mẹ mang thai: Mẹ nhớ khám thai định kỳ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để trẻ sau khi sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh.
Trong quá trình chăm sóc con, cần chú ý:
- Trời lạnh, cần cho trẻ mặc đủ ấm, nếu cho trẻ ra ngoài, cần chuẩn bị khẩu trang, khăn quàng cổ, mũ đội đầu, tất tay chân, áo khoác…
- Phòng ngủ của trẻ cần đảm bảo độ ấm áp, sạch sẽ, chăn ga gối ngủ cần được giặt giũ thường xuyên. Buổi tối cần khép cửa sổ cẩn thận, tránh trường hợp gió lạnh lùa vào phòng khiến trẻ bị lạnh. Để trẻ ngủ ở tư thế thoải mái, kê cao đầu khi ngủ.
- Đối với trẻ sơ sinh, đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn tối thiểu 6 tháng đầu đời. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần có chế độ ăn dặm hợp lý, ăn đủ chất, đủ bữa, thức ăn chế biến ở dạng mềm và lỏng, dễ ăn, nhiệt độ thức ăn ấm vừa phải, không cho trẻ ăn thức ăn nguội lạnh.
- Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước, hoặc uống bổ sung các loại nước trái cây, sữa, sữa chua, sinh tố rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ vệ sinh mũi họng chuyên dụng để xử lý dịch mũi, đờm trong cổ họng, giúp bé dễ thở hơn.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người có các triệu chứng viêm đường hô hấp, tránh đến nơi đông người, nơi có khói thuốc lá hoặc môi trường ô nhiễm. Trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ, đi học cần được cách ly chăm sóc tại nhà nếu đang bị viêm tiểu phế quản.
Trên đây là những “bí kíp” dành cho cha mẹ có con bị viêm tiểu phế quản. Các mẹ cần lưu ý: Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em rất dễ tái phát, do đó không thể chủ quan. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ của An Phế Kids để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.
📞 Hotline/Zalo 0942901133
☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.