Ho đờm và khò khè là những biểu hiện rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ chủ quan bởi lẽ đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp các vấn đề về hô hấp.
Click để xem thêm ==> Nếu bé bị viêm phế quản, đừng bỏ qua cách nhận biết tình trạng bệnh thông qua màu đờm dưới đây.
1. Hiểu rõ hơn về ho đờm và khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do vốn có hệ miễn dịch kém, các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển toàn diện nên rất nhạy cảm và dễ mắc các vấn đề về hô hấp. Trong số đó, ho đờm, khò khè là hai triệu chứng điển hình thường gặp nhất ở trẻ.
Dựa vào quan sát bằng mắt thường, cha mẹ có thể nhận biết con ho đờm, khò khè thông qua các biểu hiện như:
Ho đờm: Trẻ xuất hiện phản xạ ho, tiếng ho khàn đục, sau khi ho thường có đờm xuất ra bên ngoài miệng.
Khò khè: Được mô tả là tiếng thở có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, thở rít và chủ yếu thở bằng miệng. Bằng cách ghé sát tai đến gần miệng trẻ, cha mẹ có thể nghe thấy tiếng thở khò khè của con. Tuy nhiên, cha mẹ cần phân biệt rõ tiếng thở khò khè khác với tiếng thở khụt khịt của con. Vì tiếng thở khụt khịt phát ra ở phần mũi, cha mẹ nhỏ nước muối sinh lý hoặc hút mũi cho con sẽ cải thiện được tiếng khụt khịt.
Các biểu hiện đi kèm: Quấy khóc, bỏ bú, chán ăn, mệt mỏi, mặt mày nhăn nhó đều là các biểu hiện cho thấy cơ thể trẻ đang khó chịu.
2. Vậy trẻ ho đờm, thở khò khè là bệnh gì?
Rất nhiều bà mẹ khi thấy con ho đờm, khò khè thường đặt ra câu hỏi này. Thống kê cho thấy, có khoảng 30% trẻ dưới 2 tuổi tối thiểu có 1 đợt thở khò khè, ở trẻ 3 tuổi, tỉ lệ này là 40% và ở trẻ 6 tuổi là 60%.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ho đờm, khò khè ở trẻ, nhưng phổ biến nhất là do trẻ bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan…
* Trẻ ho đờm, thở khò khè do bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản
Ho đờm và khò khè là những triệu chứng điển hình ở trẻ bị viêm tiểu phế quản và viêm phế quản. Triệu chứng này cảnh báo niêm mạc phế quản của trẻ đang bị viêm nhiễm dẫn đến phù nề, xuất tiết nhiều dịch nhầy (đàm nhớt). Lòng phế quản lúc này bị bít tắc, chít hẹp nên không khí đi qua khe hẹp tạo nên tiếng khò khè. Đồng thời đờm nhớt và các virus, vi khuẩn gây kích thích niêm mạc phế quản khiến cơ thể hình thành phản xạ ho để tống xuất đờm nhớt ra ngoài cơ thể.
- Bệnh viêm tiểu phế quản thường chỉ xảy ra với trẻ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại các phế quản nhỏ.
- Trong khi đó, viêm phế quản thường gặp ở mọi lứa tuổi, là hiện tượng viêm nhiễm tại các phế quản lớn và phế quản trung bình.
Ngoài ho đờm, khò khè, trẻ bị viêm tiểu phế quản hoặc viêm phế quản thường xuất hiện các triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, trẻ có thể thở nhanh, thở gấp, tím tái, bỏ bú, chán ăn…và có nguy cơ biến chứng thành viêm phổi, xẹp phổi.
* Trẻ ho đờm, thở khò khè do bị viêm phổi
Viêm phổi là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là nhóm trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, còi xương, hay ốm vặt…Nếu bị viêm phổi, trẻ có thể bị ho kèm theo đờm, có tiếng thở khò khè kèm theo sốt, đau ngực, nôn trớ, tiêu chảy, ớn lạnh. Đáng lo ngại, bệnh do virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào phế nang gây viêm nhiễm, tiết dịch nhầy hoặc mủ nên rất nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng như tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng máu, áp xe phổi…
* Trẻ ho đờm, thở khò khè do bị hen phế quản
Hen suyễn hay còn gọi là viêm phế quản, là tình trạng các yếu tố dị ứng (phấn hoa, lông động vật, hạt bụi…), nhiễm khuẩn, chấn động tinh thần mạnh…tác động khiến niêm mạc phế quản bị viêm và co thắt bất thường. Khi bị viêm phế quản, cha mẹ sẽ thấy con ho đờm, thở khò khè, thở dốc, thở nhanh, có cảm giác đau tức ngực
* Trẻ ho đờm, thở khò khè do bị viêm mũi dị ứng
Tình trạng viêm mũi dị ứng có mức độ nhẹ hơn so với các bệnh trên, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà và không cần quá lo lắng. Trẻ bị viêm mũi dị ứng do các tác nhân gây hại tác động vào niêm mạc hô hấp gây viêm, sưng, tiết dịch kèm theo cảm giác ngứa. Chính vì vậy, những trẻ bị viêm mũi dị ứng thường ho đờm, hắt hơi nhiều, bệnh kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thở khò khè, dịch nhầy ứ đọng nhiều tại mũi sẽ khiến trẻ khó thở.
* Trẻ ho đờm, thở khò khè do bị viêm VA, viêm Amidan.
VA, Amidan là các tổ chức nằm ở vòm mũi họng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Trong nhiều trường hợp, các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn tấn công ồ ạt có thể khiến VA, amidan bị viêm nhiễm, sưng đau. Lúc này, trẻ có thể bị sốt, sổ mũi, ho có đờm nhiều kèm theo triệu chứng khò khè, thở bằng miệng.
* Trẻ ho đờm, thở khò khè do nhiều nguyên nhân khác
Trẻ bị dị vật đường thở, phế quản bị chèn ép, bị phù phổi, bị lao phổi,…cũng có thể xuất hiện tình trạng ho đờm, thở khò khè. Tuy nhiên, những trường hợp này ít xảy ra hơn các trường hợp nêu trên.
Như vậy, có thể thấy tình trạng ho đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Cha mẹ có thể chẩn đoán nguyên nhân tại nhà dựa trên các triệu chứng đi kèm của mỗi bệnh. Đồng thời, để được chẩn đoán chính xác trẻ đang mắc bệnh gì, cha mẹ có thể liên hệ với Bác sĩ Online của An Phế Kids để được tư vấn hỗ trợ.
Kết nối với Bác sĩ Online An Phế Kids
📞 Hotline/Zalo 0942901133
☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.