Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến phế quản, nhất là bệnh viêm phế quản và hen phế quản. Tuy nhiên do triệu chứng của 2 bệnh này tương đối giống nhau nên nhiều bậc cha mẹ bị nhầm lẫn, khó phân biệt. 

Click để xem thêm => Dành cho mẹ nào chưa biết: Trẻ bị viêm phế quản có sốt không?

1. Hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản, hen phế quản trẻ em

Viêm phế quản bệnh học: Là tình trạng viêm niêm mạc phế quản dẫn đến phế quản bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch nhầy gây bít tắc và chít hẹp lòng phế quản. Trẻ bị viêm phế quản thường ho nhiều, ho có đờm kèm theo tình trạng khò khè, sổ mũi, nghẹt mũi…

Tuyệt chiêu phân biệt viêm phế quản và hen phế quản trẻ em. - Ảnh 2

Hen phế quản bệnh học: Bệnh hen phế quản còn được gọi là hen suyễn, là tình trạng viêm đường dẫn khí mãn tính. Phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm, khi phế quản tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích sẽ phản ứng dữ dội, dẫn đến tình trạng khó thở, khò khè, ho, nặng ngực. 

Tuyệt chiêu phân biệt viêm phế quản và hen phế quản trẻ em. - Ảnh 3

2. Điểm giống nhau giữa viêm phế quản và hen phế quản trẻ em

Điểm giống nhau rõ rệt nhất của viêm phế quản và hen phế quản chính là triệu chứng. Hai bệnh này đều gây viêm ống phế quản dẫn đến tình trạng co thắt phù nề đường thở, tạo phản ứng ho, khò khè, khó thở, có cảm giác tức ngực. Đây cũng là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ dễ bị nhầm lẫn khi thấy con có những biểu hiện thất thường. 

3. Phân biệt viêm phế quản và hen phế quản thông qua những yếu tố đặc thù. 

Mặc dù đều là bệnh lý xảy ra tại phế quản nhưng viêm phế quản và hen phế quản lại là 2 bệnh khác nhau, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị cũng khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết cách phân biệt viêm phế quản và hen phế quản để có thể chủ động chăm sóc, phòng và điều trị bệnh đúng hướng cho con mình. 

VIÊM PHẾ QUẢN

HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN)

Nguyên nhân:
Chủ yếu do yếu tố di truyền hoặc cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông động vật, hải sản, khói thuốc lá, bụi bẩn…

Nguyên nhân:
Chủ yếu do virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, còn do môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, nấm mốc bụi bẩn 

Diễn biến bệnh:
Nếu được điều trị sớm, viêm phế quản cấp tính có thể khỏi sau 5-10 ngày, nhưng cơn ho sẽ kéo dài sau vài tuần.
Nếu viêm phế quản kéo dài, điều trị sai cách có thể khiến bệnh nặng hơn, dễ biến chứng thành viêm phổi, áp xe phổi…

Diễn biến bệnh:
Hen phế quản là bệnh lý mãn tính. Các triệu chứng ho, khò khè, khó thở có thể lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Trẻ mắc hen suyễn bẩm sinh có thể sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. 

Triệu chứng:
Ngoài các triệu chứng giống nhau nêu trên, trẻ bị viêm phế quản còn có thể sốt nhẹ, người mệt mỏi, có cảm giác ớn lạnh, dịch tiết mũi và đờm có màu trắng trong, màu vàng hoặc màu xanh. 

Triệu chứng:
Khi lên cơn hen, trẻ sẽ khó thở, thở rất nhanh, thở gấp, tiếng thở khò khè, có các giác tức ngực, thở ra co kéo hõm ức. Trẻ dễ lên cơn hen vào ban đêm, hen dữ dội khi thay đổi thời tiết, khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Đối tượng mắc bệnh:
Viêm phế quản gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều nhất ở người cao tuổi và trẻ em, người có sức đề kháng kém, trẻ sinh non, còi xương suy dinh dưỡng…

Đối tượng mắc bệnh:
Chủ yếu xảy ra ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc người có tiền sử dị ứng: viêm mũi dị ứng, chàm, viêm da dị ứng…

Chẩn đoán:
– Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, xét nghiệm và chụp X-Quang phổi. 
– Chẩn đoán viêm phế quản mạn dựa vào thời gian mắc bệnh, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. 

Chẩn đoán:
– Đo thông khí phổi nhằm xác định mức độ tắc nghẽn đường thở và khả năng thở ra.
– Thực hiện các xét nghiệm khác như X-quang phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, xét nghiệm miễn dịch…

Cách điều trị:
Dựa theo nguyên nhân gây viêm phế quản để có phác đồ điều trị phù hợp. 
– Tập trung điều trị triệu chứng: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm ho, long đờm, hạ sốt, thuốc giãn phế quản và kháng sinh
– Kết hợp chế độ chăm sóc khoa học: Chế độ nghỉ ngơi, tăng cường ăn uống, vận động để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

Cách điều trị:
Tập trung vào việc sử dụng thuốc để nhanh chóng cắt cơn hen dữ dội và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, co thắt đường thở. 
– Trường hợp trẻ thường xuyên tái phát hen phế quản, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc dự phòng trong thời gian dài, chủ yếu là thuốc kháng viêm dạng hít.

Viêm phế quản và hen phế quản đều là những bệnh lý không hề đơn giản. Đối với trẻ em, bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ có nguy cơ mắc bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng liên hệ với An Phế Kids để được bác sĩ thăm khám trực tuyến và chẩn đoán, đưa ra lời khuyên kịp thời. 

📞 Hotline/Zalo 0942901133

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.