Trẻ bị viêm tiểu phế quản có thể diễn tiến nặng thành viêm tiểu phế quản bội nhiễm bất cứ lúc nào. Đáng chú ý, tình trạng bội nhiễm không chỉ trầm trọng hơn so với viêm tiểu phế quản thông thường mà còn khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều bất lợi hơn do khả năng kháng thuốc cao.
Click để xem 👉 Tất tần tật về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
1. Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?
Để hiểu rõ viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản.
Tiểu phế quản là gì? Tiểu phế quản là một phần nằm trong hệ thống phế quản. Trong hệ thống phế quản bao gồm các cành phế quản lớn, phế quản trung bình và các nhánh phế quản nhỏ (tiểu phế quản) nằm trong phổi. Các tiểu phế quản này có kích thước rất nhỏ (đường kính <2mm) và mềm (do không có sụn nâng đỡ) nên rất dễ bị tổn thương.
Viêm tiểu phế quản là gì? Khi các tiểu phế quản bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng phù nề, lòng tiểu phế quản tiết nhiều dịch nhầy gây bít tắc tiểu phế quản. Như vậy, viêm tiểu phế quản được hiểu là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở các tiểu phế quản. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, tập trung nhiều ở trẻ 3-6 tháng tuổi và thường bùng phát mạnh vào thời điểm thời tiết chuyển lạnh đột ngột (mùa đông lạnh, mùa mưa…)
Bội nhiễm là gì? Bội nhiễm là hiện tượng xuất hiện thêm nhiễm trùng mới tại chính vị trí đã từng nhiễm trùng trước đó. Tình trạng bội nhiễm xảy ra khi trẻ đã bị virus, vi khuẩn tấn công 1 lần, sau đó lại có thêm virus, vi khuẩn khác tấn công lần 2 khiến cho cấp độ nhiễm trùng tăng lên.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Dựa theo cơ chế bội nhiễm, có thể hiểu rằng viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng các tiểu phế quản tiếp tục bị các virus, vi khuẩn mới tấn công gây nhiễm trùng lần 2 tại chính vị trí đã từng nhiễm trùng trước đó. Lúc này, cấp độ nhiễm trùng tăng lên, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn so với viêm tiểu phế quản thông thường.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Nguyên nhân ban đầu gây viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do virus gây ra, trong đó thủ phạm chính là virus hợp bào hô hấp RSV. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm chủ yếu do vi khuẩn gây ra.
Trên thực tế, do quá trình chăm sóc điều trị viêm tiểu phế quản cấp không đúng cách và dứt điểm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn (liên cầu, khuẩn phế cầu, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis) tồn tại trong mũi họng có cơ hội tràn xuống tấn công các tiểu phế quản dẫn đến tình trạng bội nhiễm nặng hơn.
3. Triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em
Các triệu chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em gồm 2 giai đoạn chính: Ủ bệnh và phát bệnh.
- Giai đoạn ủ bệnh: Diễn ra trong 4-6 ngày đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt nhẹ.
- Giai đoạn phát bệnh: Sau đó, các triệu chứng trở nên đặc trưng và biểu hiện rõ ràng hơn, bao gồm:
– Sốt cao (>38,5 độ C)
– Ho khan, ho có đờm, ho nhiều, dữ dội
– Nghẹt mũi, đau đầu
– Khò khè, khó thở
– Da xanh xao, tím tái
– Mệt mỏi, lờ đờ, bỏ bú, kém ăn.
4. Bé bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, bệnh viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu được phát hiện sớm, chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu chăm sóc điều trị sai khiến tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm xảy ra thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài tuần, thậm chí vài tháng.
Trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:
- Các biến chứng thường gặp nhất là: Suy hô hấp, co giật, xẹp phổi
- Các biến chứng nghiêm trọng khác: Viêm màng não, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp tim…
Click để biết thêm về 👉 Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
5. Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em như thế nào?
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là một thể bệnh nặng của viêm tiểu phế quản. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có những triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em chủ yếu sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa trên thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm…để xác định mức độ bệnh, từ đó kê đơn thuốc phù hợp với bệnh của trẻ.
Như đã nói ở phần trên, nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễm là do vi khuẩn tấn công tạo nhiễm trùng mới, do đó bác sĩ thường chỉ định kháng sinh kết hợp cùng một số thuốc điều trị triệu chứng khác.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý:
- Chỉ cho trẻ sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuân thủ liều lượng, thời gian dùng và số ngày dùng kháng sinh.
- Các loại vi khuẩn gây bội nhiễm viêm tiểu phế quản có khả năng kháng thuốc rất cao. Vì vậy cha mẹ không tự ý mua kháng sinh hoặc các loại thuốc khác cho con dùng mà không có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Ngoài nguy cơ kháng thuốc cao, việc sử dụng kháng sinh và thuốc tây có thể dẫn đến một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần theo dõi trẻ liên tục và báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện bất thường.
5. Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm đúng cách
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm của bác sĩ, cha mẹ nên kết hợp chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ sớm khỏi bệnh.
Đặc biệt lưu ý:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có khả năng lây nhiễm bệnh như nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người, đông trẻ em.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, bú đủ sữa mẹ, cho trẻ ngủ đủ giấc, vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống sạch đẹp, thoáng mát.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, khói bụi, ẩm mốc và các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật…
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là con đường ngắn nhất dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, co giật, xẹp phổi…Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì vậy, để tránh xảy ra tình trạng bội nhiễm dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ngay từ đầu khi trẻ có các dấu hiệu viêm tiểu phế quản, cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị dứt điểm.
Để được tư vấn kỹ hơn về viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hãy liên hệ ngay với Chuyên gia!
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.