Phát hiện sớm và điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Ngược lại, viêm phế quản phổi nếu không được điều trị kịp thời đúng cách có thể tiến triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm. 

Click để xem thêm => Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

1. Bệnh viêm phế quản phổi trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm nhiễm cấp lan tỏa ở cả phế quản, phế nang phổi và các mô kẽ. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, tác nhân ban đầu có thể do virus gây ra, về sau chuyển thành bội nhiễm do vi khuẩn hoặc cũng có thể do cả virus và vi khuẩn.

Theo thống kê hằng năm, trên Thế Giới có khoảng 4-5 triệu trẻ em tử vong vì bệnh viêm phế quản phổi. Riêng tại Việt Nam, trẻ dưới 5 tuổi rất dễ mắc viêm phế quản phổi, tỷ lệ tử vong cao, trẻ mắc bệnh chủ yếu vào thời điểm giao mùa, khi trời lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. 

Bệnh viêm phế quản phổi gây ra hàng loạt các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ. Những triệu chứng viêm phế quản phổi thường gặp là: 

  • Ho: Ho khan hoặc ho có đờm
  • Sốt: Ban đầu sốt nhẹ, về sau sốt cao 39-40 độ C
  • Nghẹt mũi
  • Thở khò khè, thở rên, nhịp thở nhanh
  • Trẻ bú kém, biếng ăn, ngủ li bì, mệt mỏi, hay quấy khóc
  • Trường hợp nặng sẽ xuất hiện tình trạng môi, móng tay móng chân tím xanh. 
Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết - Ảnh 2

Các chuyên gia khuyến cáo, viêm phế quản phổi là bệnh lý rất nguy hiểm. Ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng, các triệu chứng tương đối mờ nhạt nhưng tình trạng bệnh lại rất nặng, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, tràn dịch màng phổi, trụy tim,..thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.

2. Điều trị viêm phế quản phổi trẻ em ra sao?

Viêm phế quản phổi là một trong những bệnh rất dễ gặp ở trẻ em, nhất là trẻ có >1 tuổi, trẻ sinh non, trẻ có cơ địa yếu, hay mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trẻ có đề kháng yếu…Vì vậy, ngay từ khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hoặc kết nối ngay với Bác sĩ của An Phế Kids để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. 

a. Tự chẩn đoán trẻ mắc viêm phế quản phổi tại nhà. 

Lời khuyên từ chuyên gia: Nếu cha mẹ thấy con có những biểu hiện dưới đây, cần nghi ngờ trẻ đã mắc viêm phế quản phổi:

  • Ho
  • Sốt
  • Nghẹt mũi, mũi có dịch màu vàng hoặc xanh
  • Nhịp thở nhanh hơn thông thường, có tiếng khò khè hoặc tiếng thở rên. 
  • Trẻ trông mệt mỏi, bú kém hơn, ăn ít hơn.
Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết - Ảnh 3

b. Bác sĩ chẩn đoán viêm phế quản phổi ở trẻ em dựa vào:

  • Chẩn đoán từ triệu chứng lâm sàng của trẻ do cha mẹ cung cấp thông tin hoặc dựa theo quan sát trực quan của bác sĩ. 
  • Nghe âm thanh bất thường từ phổi
  • Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc làm xét nghiệm máu nếu cảm thấy cần thiết.

c. Điều trị viêm phế quản phổi cho trẻ. 

Như đã nêu trên, trẻ bị viêm phế quản phổi có thể do virus, về sau bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả 2. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác nhận nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Đa số các trường hợp viêm phế quản phổi trẻ em do virus gây ra, do đó việc dùng kháng sinh là không cần thiết. Tuy nhiên, các trường hợp trẻ bị viêm phế quản phổi bội nhiễm vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh. 

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng. Tùy theo tình trạng bệnh, trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà hoặc nhập viện điều trị nếu bệnh nặng. 

Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết - Ảnh 5

Những lưu ý dành cho cha mẹ trong quá trình điều trị viêm phế quản phổi cho trẻ. 

  • Điều tiên quyết chính là việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cho con uống đúng thuốc bác sĩ kê đơn, đủ liều, đủ lượng. Không tự ý mua thuốc bên ngoài. 
  • Cho trẻ uống thuốc kết hợp với chăm sóc vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dụng cụ chuyên dụng để giảm đờm nhớt, giúp đường thở thông thoáng hơn. 
  • Cho trẻ bú đủ cữ, ăn đủ bữa, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, cần kiêng các loại thức ăn chua cay, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc các thực phẩm dễ gây dị ứng. 

Trên đây là những thông tin về điều trị viêm phế quản phổi trẻ em. Cha mẹ có con nhỏ cần hết sức cảnh giác với chứng bệnh này, nhất là thời điểm giao mùa hoặc khi trời trở lạnh. 

Cần tư vấn hỗ trợ từ Bác sĩ của An Phế Kids, vui lòng liên hệ:

📞 Hotline/Zalo 0942901133

☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời

Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.