Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, áp xe phổi, viêm tai giữa…Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động phòng ngừa và điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ càng sớm càng tốt.
Click để tìm hiểu => 4 thể bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ không phải cha mẹ nào cũng biết
Theo thống kế, trung bình mỗi đứa trẻ có thể mắc 1-2 lần viêm tiểu phế quản trong 2 năm đầu đời. Bệnh có thể lây truyền thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với giọt bắn của người bị bệnh.
1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc viêm tiểu phế quản nhất. Lý do là vì nhóm đối tượng này có hệ thống phế quản phổi chưa phát triển toàn diện, các tiểu phế quản nhỏ và mềm nên rất dễ bị viêm nhiễm. Hơn nữa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Đặc biệt, những trẻ có các yếu tố dưới đây có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản cao hơn so với trẻ bình thường.
- Trẻ sinh non
- Trẻ có sẵn bệnh về tim – phổi
- Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu
- Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc…
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khác, trẻ đi nhà trẻ, đi học mẫu giáo hoặc có anh chị em mang mầm bệnh về nhà.
2. Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản trẻ em là do virus, nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV). Loại virus này có khả năng phát tán rất cao, dễ lây truyền bệnh từ người sang người. Do đó, để phòng ngừa viêm tiểu phế quản cho trẻ, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh, người có dấu hiệu ho, sốt, cảm cúm.
– Hạn chế tối đa việc hôn, thơm má, bẹo má trẻ.
– Trong quá trình chăm sóc trẻ, cần thường xuyên rửa tay, đảm bảo các đồ vật, đồ chơi của trẻ sạch sẽ.
– Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
– Khi cho trẻ ra ngoài, cần giữ ấm thân thể, đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận cho trẻ.
– Tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch trình.
– Không hút thuốc hoặc cho trẻ ở gần người hút thuốc lá.
3. Mách mẹ cách điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
Việc điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ nhỏ phụ thuộc vào chẩn đoán xác định tình trạng bệnh của bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ được chỉ định nhập viện: Cha mẹ cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp việc chăm sóc theo hướng dẫn để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Trong trường hợp trẻ được chỉ định điều trị tại nhà, cha mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định, đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.
- Áp dụng một số mẹo dân gian để giảm ho, giảm sốt cho trẻ: Rau diếp cá, mật ong, lá húng chanh, gừng….
- Về chế độ dinh dưỡng, cần đảm bảo chế độ ăn khoa học, đủ chất, cho trẻ ăn bổ sung rau củ quả, các loại trái cây để tăng sức đề kháng.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ chuyên dụng.
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, không gian ngủ thoáng đãng, sạch sẽ.
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và điều trị hợp lý. Để được tư vấn chuyên sâu hơn về phương hướng điều trị bệnh, cũng như cách phòng tránh viêm tiểu phế quản cho trẻ, cha mẹ có thể liên hệ – tư vấn bác sĩ thông qua số điện thoại:
📞 Hotline/Zalo 0942901133
☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523
Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên... Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.